NASA tìm kiếm dấu vết của sự sống ngoài hành tinh tại Nam Cực

    Nova,  

    Tiến sỹ Lanza cũng nhận định khả năng tìm thấy dấu vết của sự sống nằm ẩn sâu trong lòng Nam Cực là hoàn toàn có thể xảy ra.

    Một nhóm nghiên cứu 8 người đã được NASA đưa tới Nam Cực để tiến hành chương trình tìm kiếm những mảnh thiên thạch tại Lục địa Băng giá này. Mục tiêu của nhóm này là tìm kiếm những mảnh thiên thạch đã đâm xuống Nam Cực từ nhiều năm trước và vẫn giữ nguyên tính chất dưới lòng những dòng sông băng lạnh giá.

    Từ đó, NASA có thể tìm hiểu thêm về lịch sử hình thành của Hệ Mặt Trời và thậm chí có thể là dấu vết của sự sống ngoài Trái Đất bị chôn vùi dưới lớp băng của Nam Cực nếu chúng theo chân những thiên thạch tới hành tinh của chúng ta. Các chuyên gia của NASA cho biết điều kiện tự nhiên tại Nam Cực biến nó trở thành kho lưu trữ đông lạnh tốt nhất thế giới, gần như mọi dấu vết sinh học đều có thể được lưu giữ nguyên hiện trạng trong khoảng thời gian hàng nghìn năm hoặc thậm chí là hàng triệu năm.

    Thành viên của đội AMSET (Antarctica Search for Meteorites Team, đội tìm kiếm thiên thạch tại Nam Cực), tiến sỹ Nina Lanza cho biết: "Những mảnh thiên thạch tại Nam Cực chứa đựng rất nhiều thông tin quý giá đối với những nghiên cứu tìm hiểu về nguồn gốc của Hệ Mặt Trời, đây là nguồn tư liệu đáng giá cho tôi và các đồng nghiệp vì chúng tôi không cần phải mặc bất kỳ bộ đồ bảo hộ không gian nào mà vẫn có thể lấy được mẫu vật từ vũ trụ".

    Ngoài ra, tiến sỹ Lanza cũng nhận định khả năng tìm thấy dấu vết của sự sống nằm ẩn sâu trong lòng Nam Cực là hoàn toàn có thể xảy ra. Sau khi những mẫu thiên thạch được khai quật thành công, chúng sẽ ngay lập tức được đưa về Hoa Kỳ để "mổ xẻ" dưới bàn tay của các chuyên gia tại Trung tâm hàng không vũ trụ Johnson và Việc nghiên cứu của bảo tàng tự nhiên học Smithsonian.

    Đây là năm thứ 40 mà NASA tổ chức 1 đội AMSET thực hiện chuyến đi tới Nam Cực, theo dự kiến thời gian hoạt động của lần khai phá năm nay sẽ kéo dài trong vòng 6 tuần. Hơn 200 người đã tham gia vào AMSET, trong đó có tới 6 phi hành gia và họ đã tìm được hơn 20.000 mẫu vật từ Nam Cực đem về nghiên cứu. Không ít những nghiên cứu về lịch sử Trái Đất và của Hệ Mặt Trời đã thành công nhờ những mẫu vật quý giá này.

    Tham khảo ScienceAlert

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ