Nếu không có khả năng âm nhạc, bạn có thể đổ lỗi cho gen

    zknight,  

    Ít nhất 30% khả năng soạn nhạc của một người đến từ gen của họ.

    Năng khiếu âm nhạc có thể được truyền lại từ cha mẹ hay không? Đó là một câu hỏi còn gây nhiều tranh cãi. Trên thực tế, chúng ta cũng thường thấy những đứa trẻ trong gia đình nghệ thuật dường như cảm thụ âm nhạc tốt hơn bạn bè cùng trang lứa.

    Vậy điều này đến từ gen di truyền hay môi trường âm nhạc mà cha mẹ đã tạo nên cho chúng. Một nghiên cứu của Đại học Helsinki, Phần Lan chỉ ra rằng ít nhất 30% khả năng soạn nhạc của một người đến từ gen của họ. Quả thực, năng khiếu này ít nhiều đã được di truyền.

     Năng khiếu sáng tác nhạc ít nhiều đã được di truyền

    Năng khiếu sáng tác nhạc ít nhiều đã được di truyền

    Nghiên cứu của Đại học Helsinki lấy cảm hứng từ một thực tế mà nhiều người Phần Lan nhận ra trong xã hội của họ. Thế hệ con cái của những người hoạt động và được đào tạo âm nhạc đang ngày càng thể hiện tài năng vượt trội. Những người trẻ này có năng khiếu soạn nhạc tốt hơn so với thế hệ cũ.

    Để tìm ra câu trả lời, các nhà nghiên cứu lựa chọn ra 300 đối tượng được đào tạo về âm nhạc ở Phần Lan. Một nửa trong số họ có khả năng sáng tác. Các nhà khoa học tìm thấy một điểm chung giữa họ, tại một số vùng nhiễm sắc thế liên quan đến năng khiếu này.

    Cụ thể, đó là các gen trên nhiễm sắc thể số 4. Một khu vực khác chứa gen SNCA cũng sẽ ảnh hưởng đến chuyện ai đó trở thành nhạc sĩ. Các gen này được chứng minh là được kích hoạt sau khi mọi người nghe hoặc sáng tác nhạc.

    Thật thú vị, nhưng làm thế nào mà những gen này ảnh hưởng đến cách não bộ của chúng ta cảm nhận và làm việc trên âm nhạc? Các nhà nghiên cứu muốn làm rõ điều này, họ đã tìm ra mối liên kết giữa khả năng sáng tác nhạc và một cơ chế ở tiểu não có tên “trầm cảm lâu dài”.

    Mặc dù xuất hiện ngay trong cái tên, cơ chế này không liên quan đến bệnh trầm cảm. Ngược lại, nó có ảnh hưởng tích cực trên việc ghi nhớ và học tập. “Trầm cảm lâu dài” xảy ra ở tiểu não. Đây cũng là khu vực các nhà khoa học quan sát và chứng minh rằng có một số thay đổi, khi ai đó “phiêu” theo điệu nhạc.

    Những kết quả này gợi ý rằng cơ chế trầm cảm lâu dài liên quan đến khả năng ghi nhớ, học tập và cả sáng tác âm nhạc”, các nhà nghiên cứu cho biết.

     Tại sao các nhạc sĩ chỉ sáng tác được khi có cảm hứng?

    Tại sao các nhạc sĩ chỉ sáng tác được khi có cảm hứng?

    Một điều hết sức thú vị nữa, các gen liên quan đến khả năng sáng tác nhạc cũng kết nối với vấn đề sức khỏe thần kinh. Đây có thể là bằng chứng cho việc tại sao các tác phẩm ra đời dựa trên sự tùy hứng của các nhạc sĩ.

    Chúng tôi đã xác định được chính xác khu vực chứa gen và biến dị này cũng liên quan đến tác động thần kinh”, các nhà nghiên cứu trình bày trong báo cáo. “Bất chấp những tác động tiêu cực lên tâm trí con người, rối loạn thần kinh không hề mất đi trong suốt quá trình chúng ta tiến hóa. Có thể chúng có ích cho khả năng sáng tạo”.

    Có thể thấy rằng nghiên cứu mới đã mở ra quan điểm sinh học mới, giúp con người nghiên cứu cơ chế của sáng tạo và năng khiếu âm nhạc trong não bộ. Kết quả này khiến cho chúng ta hiểu thêm về lí do tại sao não bộ mỗi người hoạt động theo một cách khác nhau. Năng khiếu sáng tác âm nhạc là một điều khoa học hoàn toàn có thể giải thích.

    Theo Sciencealert

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ