Ngày 2/7: Chiếc khinh khí cầu khổng lồ Zeppelin thực hiện chuyến bay đầu tiên

    TVD,  

    Zeppelin được coi là mẫu khí cầu khung cứng lớn nhất và thành công nhất trong lịch sử.

    Zeppelin được coi là mẫu khí cầu khung cứng lớn nhất và thành công nhất trong lịch sử. Nó được đặt tên theo nhà chế tạo Ferdinand Graf von Zeppelin. Được sử dụng từ năm 1900 đến năm 1940, phục vụ chở hành khách và có những đóng góp lớn trong Thế chiến thứ nhất.

    Năm 1890, Ferdinand Graf von Zeppelin lúc đó đã 52 tuổi và quyết định rời bỏ quân đội để tập trung vào dự án chế tạo một chiếc khí cấu khung cứng có kích thước lớn nhất từ trước tới nay. Ông đã thành công và nhận được bằng sáng chế cho chiếc khinh khí cầu của mình vào năm 1898.

    Ferdinand Graf von Zeppelin là người đã chế tạo ra những chiếc khinh khí cầu khổng lồ Zeppelin.

    Ferdinand Graf von Zeppelin là người đã chế tạo ra những chiếc khinh khí cầu khổng lồ Zeppelin.

    Ông đã phác thảo bản thiết kế của chiếc khí cầu này từ năm 1894. Sau đó, đến năm 1899, việc lắp ráp được tiến hành bên trong nhà máy Commerzienrath của Carl Berg ở Lüdenscheid. Phiên bản thử nghiệm LZ 1 dài 128 m, có đường kính 11,65 m và được khởi động bằng 2 động cơ Daimler, mỗi động cơ có công suất 10,4kW.

    Để cân bằng chiếc Zeppelin nặng gần 13 tấn người ta đã dùng một khối lượng nặng 130 kg, có thể được đẩy di chuyển giữa giỏ khí cầu phía trước và sau. 11.300 mét khối khí hydro được dùng làm khí đẩy, thế nhưng trọng tải có thể mang theo chỉ vào khoảng 300 kg.

    Chiếc LZ 1 cất cánh lần đầu tiên vào ngày 2 tháng 7 năm 1900.

    Chiếc LZ 1 cất cánh lần đầu tiên vào ngày 2 tháng 7 năm 1900.

    Vào lúc 20:03 ngày 2 tháng 7 năm 1900 chiếc tàu bay cất cánh lần đầu tiên dưới mắt của khoảng 12.000 khán giả bên bờ hồ và trên thuyền. Chuyến bay kéo dài chỉ 18 phút, sau đó ống cuộn dây thép của khối tạo cân bằng bị hư hỏng và LZ 1 phải đáp khẩn cấp trên mặt nước.

    Sau đó, vì cạn kiệt về tài chính, Ferdinand Graf đã lại phải tháo gỡ các phiên bản thử nghiệm của Zeppelin, bán các phần còn lại và tất cả dụng cụ, sau đó ông giải tán công ty. Tuy nhiên ông vẫn chưa từ bỏ đứa con của mình.

    Nhờ có nguồn vốn hỗ trợ, ông tiếp tục chế tạo mẫu LZ 2 và LZ 3. Đến thời điểm này, khinh khí cầu trở thành mối quan tâm của quân đội Đức. Lục quân Đức mua lại chiếc Z3 và đổi tên nó thành Z I.

    LZ 4 được quân đội Đức đánh giá cao và đem vào sử dụng trong chiến tranh.

    LZ 4 được quân đội Đức đánh giá cao và đem vào sử dụng trong chiến tranh.

    Với khoản tiền có được từ việc bán mẫu thiết kế của mình cho quân đội, Zeppelin tiếp tục nghiên cứu va cải tiến chiếc khinh khí cầu của mình để cho ra các mẫu LZ 4,5,6 tiếp theo.

    Tuy nhiên chỉ cho đến khi Thế chiến thứ nhất bắt đầu vào mùa hè năm 1914, những chiếc khinh khí cầu Zeppelin mới thực sự được trọng dụng.

    Tuy nhiên những chiếc khinh khí cầu này rất dễ bị hạ gục, do kích thước quá lớn mà khí hydro lại rất dễ cháy.

    Tuy nhiên những chiếc khinh khí cầu này rất dễ bị hạ gục, do kích thước quá lớn mà khí hydro lại rất dễ cháy.

    Quân đội Đức liên tục cải tiến chiếc khí cầu này và coi nó như một loại vũ khí đáng kinh ngạc. So với những chiếc máy bay quân sự lúc bấy giờ, khí cầu Zeppelin có khả năng bay cao hơn với tốc độ gần bằng, nhưng có trọng tải lớn hơn rất nhiều do đó có thể vũ khí hóa mạnh hơn.

    Tuy nhiên do tính chất của khí hydro rất dễ cháy, những chiếc khí cầu này dễ dàng bị hạ gục khi tham chiến. Do đó sau này những chiếc Zeppelin vẫn tiếp tục được sử dụng nhưng vào mục đích khác, đó là do thám, vận chuyển khí tài quân sự và ném bom chiến lược.

    Cấu tạo khung cứng của một chiếc Zeppelin.

    Cấu tạo khung cứng của một chiếc Zeppelin.

    Sự thất bại của người Đức kéo theo việc chấm dứt các dự án khí cầu trong quân sự và Đồng minh cũng ban hành một lệnh cấm hoạt động đối với các loại khí cầu này. Tuy nhiên những chiếc Zeppelin như LZ 120 sau này tiếp tục bay trên bầu trời với mục đích vận tải dân sự.

    Tham khảo: wiki

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ