Ngày 21/1: Tàu ngầm hạt nhân đầu tiên trên thế giới giúp Mỹ chiếm ưu thế trước Liên Xô

    TVD,  

    Trong khi đó USS Nautilus có thể lặn dưới đáy biển trong nhiều tháng trời mà không cần tiếp nhiên liệu, chiếc tàu ngầm này cũng phá nhiều kỷ lục về tầm hoạt động, thời gian lặn dưới mặt nước của tất cả các tàu ngầm trước đó.

    USS Nautilus là chiếc tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân đầu tiên trên thế giới, trước đó các tàu ngầm sử dụng năng lượng điện diesel nên thường xuyên phải nổi lên để nạp nhiên liệu. Trong khi đó USS Nautilus có thể lặn dưới đáy biển trong nhiều tháng trời mà không cần tiếp nhiên liệu, chiếc tàu ngầm này cũng phá nhiều kỷ lục về tầm hoạt động, thời gian lặn dưới mặt nước của tất cả các tàu ngầm trước đó. Đánh dấu bước thay đổi lớn trong việc phát triển tàu ngầm phục vụ quân sự sau này.

    Được chế tạo bởi Hải quân Hoa Kỳ và đưa ra khơi vào ngày 21 tháng 1 năm 1954. Chiếc tàu ngầm hạt nhân này đã đem lại rất nhiều lợi thế cho quân đội Mỹ trong cuộc chiến tranh thế giới thứ II. Do hệ thống tạo oxy, nước và lò phản ứng hạt nhân có thể duy trì hoạt động liên tục trong nhiều năm, nhà sử học quân sự Don Keith chia sẻ.

    Tàu Nautilus có thể đạt vận tốc tối đa 46 km/h và là tàu ngầm nhanh nhất lúc bấy giờ , nó có thể lặn sâu  tới 250m và hoạt động tối đa trong 33 năm. Việc sử dụng năng lượng hạt nhân cũng là một quyết định rất mạo hiểm, vì một sai sót rất nhỏ cũng có thể khiến cả con tàu biến thành một quả bom nguyên tử. Quân đội Mỹ đã phải cho tiến hành rất nhiều thử nghiệm với loại động cơ này, trong một phòng thí nghiệm giữa sa mạc với các thủy thủ của họ. Nhằm ghi lại xem trong quá trình hoạt động có những rủi ro nào xảy ra hay không, chỉ riêng việc bị dò phóng xạ cũng có thể khiến các thủy thủ gặp nguy hiểm.

    Năm 1958, tàu Nautilus tiến hành thí nghiệm táo bạo nhất ở thời điểm đó, trở thành tàu ngầm đầu tiên tiếp cận khu vực Bắc Cực. Điều này đã gửi một tín hiệu quan trọng đối với Liên Xô rằng Hoa Kỳ đã có thể tiếp cận những địa điểm gần Liên Xô mà không bị phát hiện.

    Sau chuyến đi đó, Nautilus được đưa về bảo dưỡng và phục vụ nhiệm vụ chính là giám sát vùng biển Đại Tây Dương và Địa Trung Hải. Do mới chỉ là nguyên mẫu đầu tiên và nhiệm vụ chính không phải tham chiến, nên Nautilus không được trang bị nhiều loại vũ khí uy lực. Trong suốt cuộc đời của nó cũng chưa từng tham gia trận chiến nào, vì đơn giản là kẻ địch cũng không thể phát hiện ra chiếc tàu ngầm này khi nó lặn dưới độ sâu 200m.

    Sau khi Mỹ chế tạo  tàu ngầm hạt nhân đầu tiên và thực hiện chuyến đi tới Bắc Cực trong khi Liên Xô không hề hay biết, các chuyên gia quân sự của Liên Xô cũng hết sức bất ngờ và cho rằng cần thiết để nghiên cứu và chế tạo một chiếc tàu ngầm tương tự. Năm 1959, Liên Xô đã chế tạo thành công tàu ngầm hạt nhân Đề án 627 (NATO gọi là November). Không chỉ sử dụng năng lượng điện hạt nhân, tàu ngầm hạt nhân November còn được trang bị hệ thống radar tối tân và vũ khí uy lực có thể tiêu diệt cả một hạm đội tàu sân bay nếu cần thiết. Điều này các khiến cho việc chạy đua vũ trang giữa hai cường quốc trở nên căng thẳng.

    Theo Wiki

    >>Ngày 20/1: Ngày sinh của cha đẻ ngành vật lý học Andre-Marie Ampere

     

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ