Ngày 25/3: Thành lập Euratom, phát hiện vệ tinh Titan và chất phóng xạ radium

    TVD,  

    Cộng đồng Năng lượng nguyên tử châu Âu được thành lập với nhiệm vụ quản lý năng lượng hạt nhân, Christiaan Huygens phát hiện vệ tinh lớn nhất của sao Tổ là Titan, vợ chống nhà vật lý Marie Curie phát hiện chất phóng xạ Radium.

    Ngày 25 tháng 3 năm 1957: Thành lập Cộng đồng Năng lượng nguyên tử châu Âu

    Cộng đồng Năng lượng nguyên tử châu Âu (còn được gọi là Euratom) là một tổ chức quốc tế được thành lập để quản lý nguồn năng lượng hạt nhân tại các quốc gia châu Âu. Các mục tiêu của Euratom là thiết lập một thị trường đặc biệt cho năng lượng hạt nhân và phân phối năng lượng này thông qua Cộng đồng, đồng thời phát triển và bán năng lượng hạt nhân thặng dư cho các nước ngoài Cộng đồng.

    Cộng đồng Năng lượng nguyên tử châu Âu (Euratom) là cơ quan quản lý năng lượng hạt nhân của các nước châu Âu.

    Cộng đồng Năng lượng nguyên tử châu Âu (Euratom) là cơ quan quản lý năng lượng hạt nhân của các nước châu Âu.

    Dự án chính hiện nay của cơ quan này là tham gia vào Lò phản ứng thực nghiệm Nhiệt hạch quốc tế (ITER) được tài trợ dưới phần hạt nhân của "Chưong trình khung thứ 7" ( FP7 ). Euratom cũng đưa ra một cơ chế vay tiền để tài trợ các dự án năng lượng hạt nhân trong Liên minh châu Âu.

    Ngày 25 tháng 3 năm 1655: Phát hiện vệ tinh lớn nhất của sao Thổ là Titan

    Christiaan Huygens là người đầu tiên phát hiện vệ tinh Titan, nhưng cái tên này lại được một nhà thiên văn khác đặt 2 thế kỷ sau.

    Christiaan Huygens là người đầu tiên phát hiện vệ tinh Titan, nhưng cái tên này lại được một nhà thiên văn khác đặt 2 thế kỷ sau.

    Năm 1655, sử dụng kiểu kính thiên văn do mình chế tạo, Christiaan Huygens đã phát hiện ra vê tinh Titan của Sao Thổ và kiểm chứng được rằng vành đai Sao Thổ có chứa đá. Tuy nhiên vào lúc đó vệ tinh này chưa được đặt tên, mà phải đến 2 thế kỷ sau, khi mà John Herschel khám phá ra Thiên Vương Tinh và đặt tên cho 7 mặt trăng của sao Thổ. Lúc đó, mặt trăng lớn nhất của sao Thổ được đặt tên là Titan, nó có nghĩa là to lớn đúng với tính chất của nó so với các Mặt trăng khác.

    Ngày 25 tháng 3 năm 1903: Vợ chống nhà vật lý Marie Curie phát hiện chất phóng xạ Radium

    Năm 1903, nhà vật lý học người Pháp Pierre Curie và vợ là Marie Curie đã công bố phát hiện chất phóng xạ Radium trước Viện hàn lâm Khoa học. Phát hiện của vợ chồng nhà vật lý Marie Curie là một chất có khả năng phát sinh ra nhiệt liên tục trong điều kiện thường, mà không cần đốt hay có phản ứng hóa học nào trong quá trình được gọi là phân rã phóng xạ.

    Vợ chồng nhà vật lý Marie Curie phát hiện ra chất phóng xạ radium và đã được nhận giải thưởng Nobel vật lý với những phát hiện về chất phóng xạ của mình.

    Vợ chồng nhà vật lý Marie Curie phát hiện ra chất phóng xạ radium và đã được nhận giải thưởng Nobel vật lý với những phát hiện về chất phóng xạ của mình.

    Năm 1903 bà được nhận giải Nobel vật lý cùng với chồng Pierre Curie và Henri Becquerel cho các nghiên cứu về bức xạ. Bà là người phụ nữ đầu tiên nhận giải này.Trong công việc, Marie Cuire thường tiến hành thử nghiệm với các ống có chứa đồng vị phóng xạ để trong túi quần, ngăn bàn. Trong một khoảng thời gian dài làm việc với phóng xạ mà không có biện pháp an toàn nào, bà đã bị nhiễm độc phóng xạ và qua đời vào năm 1934.

    Tham khảo: todayinsci

    >>Ngày 24/3: Cấp bằng sáng chế “Maser”, thảm họa Exxon Valdez

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ