Người Trung Quốc đầu tiên giành giải Nobel Y học 2015

    Hải Tố,  

    Hai phát minh đạt giải Nobel đã cung cấp cho nhân loại các phương thuốc mới vô cùng mạnh mẽ để chống lại những chứng bệnh đang hoành hành trên toàn thế giới.

    Ngày hôm nay, ủy ban Nobel tại Stockholm (Thụy Điển) đã công bố giải Nobel Y học 2015, chia đều cho 2 công trình nghiên cứu: phương pháp mới trị nhiễm giun ký sinh của giáo sư William C. Campbell (Ireland) cùng đồng nghiệp người Nhật Bản Satoshi Omura và liệu pháp điều trị sốt rét từ thảo dược cổ truyền của nữ giáo sư Đồ U U (Trung Quốc).

    2 công trình trên đều là những đóng góp vô cùng to lớn giúp chống lại các chứng bệnh làm suy yếu sức khỏe của hàng trăm triệu người mỗi năm trên thế giới. "Hai phát minh đạt giải Nobel đã cung cấp cho nhân loại các phương thuốc mới vô cùng mạnh mẽ để chống lại những chứng bệnh đang hoành hành trên toàn thế giới. Những lợi ích trong việc cải thiện sức khỏe con người và giảm bớt đau đớn bệnh tật là không thể đo đếm được", ủy ban Nobel chia sẻ.

     3 giáo sư đạt giải Nobel y học năm 2015

    3 giáo sư đạt giải Nobel y học năm 2015

    Giáo sư Campbell hiện đang làm việc tại tại đại học Drew ở Madison, New Jersey, Mỹ trong khi đồng nghiệp Omura, người có 2 bằng tiến sĩ (khoa học dược, hóa học) - cũng là giáo sư tạiđại học Kitasato, Nhật Bản. Loại thuốc có tên Avermectin do 2 giáo sư này chế tạo có khả năng giảm triệt để tỉ lệ bệnh giun chỉ và giun chỉ bạch huyết đang hành hạ người nghèo ở các nước đang phát triển.

    Giáo sư Omura đã thu thập rất nhiều mẫu đất trên khắp nước Nhật, cách ly các vi khuẩn Streptomyces và tìm ra loại vi khuẩn Streptomyces avermitilis - nền móng cho sự ra đời của thuốc Avermectin. Hiện tại, loại thuốc này cũng phát huy hiệu quả với rất nhiều loại giun ký sinh khác trong cơ thể người.

    Nhà khoa học còn lại được vinh danh là giáo sư Đồ U U (82 tuổi) - viện trưởng Học viện Y học cổ truyền Trung Quốc. Bà Đồ U U là người Trung Quốc đầu tiên giành giải Nobel Y học và là người phụ nữ thứ 12 giành giải thưởng cao quý này. Loại thuốc chống sốt rét Artemisinin được giáo sư Đỗ nghiên cứu từ một loại thảo dược cổ truyền của Trung Quốc đã giảm số ca tử vong vì sốt rét xuống hơn 20% và hơn 30% ở trẻ em. Loại thuốc này đang là “vũ khí” cực kì quan trọng trong cuộc chiến chống lại căn bệnh sốt rét ở các nước nghèo châu Phi.

    “Công việc là ưu tiên trên hết của tôi và tôi luôn sẵn lòng hy sinh cuộc sống cá nhân” - giáo sư Đồ chia sẻ. Sự xuất hiện nhà khoa học nữ đầu tiên của Trung Quốc đoạt giải Nobel Y học hứa hẹn về một mùa giải Nobel năm 2015 tuyệt vời.

    Tham khảo: Nobel

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ