Nhen nhóm nguy cơ bùng phát một đại dịch toàn cầu mới?

    Nguyễn Khắc Thái,  

    Nhen nhóm nguy cơ bùng phát một đại dịch SARS mới?

    Liệu có thể bùng phát một đại dịch toàn cầu mới?

    Người đứng đầu Tổ chức Y tế Thế giới, mới đây, đã nâng cao mức báo động về một chủng virus chết người có nguồn gốc từ Trung Đông: "Chủng virus mới này là mối đe dọa cho toàn thế giới chứ không riêng một quốc gia nào".

    Năm 2003, SARS bắt đầu từ Hồng Kông lan khắp thế giới, nhanh chóng trở thành mộtđại dịch. Chỉ trong vòng vài tuần, SARS lây nhiễm ra 37 quốc gia với 8422 trường hợp mắc và 916 trường hợp tử vong trên toàn thế giới. Đại dịch năm 2003 được xác định là do một chủng coronavirus gây ra. Vn tự hào là nước đầu tiên khống chế thành công địa dịch SARS.

    Nhen nhóm nguy cơ bùng phát một đại dịch toàn cầu mới?

    Mới đây, nhà chức trách y tế ở Arập đã hé lộ một loạt trường hợp nhiễm chủng virus lạ, gọi là MERS,ở miền đông nước này. Sự tương đồng trong việc bùng phát bệnh mới với dịch SARS năm 2003 đang khiến các chuyên gia y tế trên toàn thế giới lo lắng. Chỉ cách đây ít hôm, trong bài phát biểu bế mạc cuộc họp thường niên tại Thụy Sĩ, tổng giám đốc WHO Margaret Chan nói: " Hiện tại, mối quan tâm lớn nhất của chúng ta là nguy cơ bùng phát dịch SARS do MERS".

    Chủng virus này mới được phát hiện từ tháng 11/2012 cho đến nay. Tính đến thời điểm này, có khoảng 40 người nhiễm thuộc nhiều quốc gia trung đông, trong đó có đã có 22 người tử vong kể từ khi được phát hiện lần đầu tiên ở Saudi Arabia. Tuy nhiên, nếu chỉ tính riêng trong đợt này, các nhà chức trách nhấn mạnh: "Cho tới hiện tại vẫn chưa có sự truyền nhiễm rõ ràng trong cộng đồng. Việc lây lan dường như chỉ liên quan đến một cơ sở y tế”.

    Về biểu hiện lâm sàng, triệu chứng khởi đầu nhiễm MERS thường nhẹ và không đặc hiệu: khó thở, ho, sốt, nhưng có thể phát triển nhanh chóng thành viêm phổi nặng và cuối cùng là suy đa tạng. Chính vì thế, theo khuyến cáo của WHO, nhân viên y tế phải đặc biệt chú ý với các trường hợp biểu hiện hô hấp nặng không rõ nguyên nhân. Bệnh nhân với các triệu chứng hô hấp thuộc vùng trung đông nên đến các cơ sở y tế càng sớm càng tốt, đồng thời nơi ở của họ cũng phải được thông báo để xử trí khi có dịch.

    Nhen nhóm nguy cơ bùng phát một đại dịch toàn cầu mới?

    Hiện nay, việc công nhận phát kiến khoa học cũng như công bố dịch, vẫn còn nhiều tranh cãi. Các nhà khoa học Hà Lan là những người đầu tiên phân lập và xác định trình tự gen của chủng virus này. Tuy nhiên, theo một số ý kiến cho rằng chưa nên công nhận phát hiện này, bởi nó sẽ cản đường các nghiên cứu tiếp theo về MERS, trong khi các nhà khoa học Hà Lan cho rằng việc công nhận và phát động dịch sẽ khuyến khích các công ty dược phẩm đầu tư sản xuất thuốc điều trị đặc hiệu cũng như vacxin. Có một điều chắc chắn, cho đến thời điểm hiện tại, vẫn chưa có vacxin phòng ngừa đắc hiệu cũng như thuốc kháng virus MERS. Các bác sĩ đang thử nghiệm tính hiệu quả của các loại thuốc có sẵn.

    Nhen nhóm nguy cơ bùng phát một đại dịch toàn cầu mới?

    WHO đã từ chối bình luận về việc: cơ quan này sẽ cân nhắc việc công nhận phát kiến này. "Điều quan trọng nhất lúc này là làm sao hệ thống Y tế công cộng ở các nước đáp ứng tốt nhất có thể để ngăn dịch không xảy ra"

    Trong vài tuần tới, cơ quan này sẽ cử một nhóm các nhà khoa học đến Ả Rập Saudi để điều tra nguồn gốc của các ổ dịch, và xem xét tổ chức một hội nghị quốc tế ở Cairo để giải quyết cụ thể vấn đề MERS.

    Tham khảo: The Verge

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày