Những hiện tượng địa chất kỳ lạ trên Trái đất (Phần II)

    GL, tieutuong_tuongtu_1993@yahoo.com 

    Trên trái đất của chúng ta có vô số những bí ẩn, một số trong đó là những thứ đã được biết tới, một số lại chỉ là phỏng đoán và tưởng tượng.

    Tóm tắt bài viết:

    - Trái đất được hình thành cách đây khoảng 4,5 tỷ năm, với rất nhiều biến động địa chất, tạo nên rất nhiều những bí ẩn mà đến nay chúng ta chưa thể lý giải được.

    - Trong phần tiếp theo này chúng ta sẽ khám phá những hiện tượng địa chất thú vị như màu hồng của hồ Hilier, sự hình thành của đảo Hawaii hay những bí ẩn bên trong lõi của Trái đất.


    Sau rất nhiều biến động địa chất, Trái đất của chúng ta mới có được sự ổn định như hiện nay. Tuy nhiên chính do những biến động trước đây mà bề mặt Trái đất của chúng ta có rất nhiều những hiện tượng địa chất kỳ lạ, mà cho đến nay các nhà khoa học vẫn chưa thể lý giải được hết. Trong phần tiếp theo của bài viết, chúng ta sẽ cùng khám phá những hiện tượng địa chất thú vị như màu hồng của hồ Hilier, sự hình thành của đảo Hawaii hay những bí ẩn bên trong lõi của Trái đất.

    Màu hồng của hồ Hilier

    Những hiện tượng địa chất kỳ lạ trên Trái đất (Phần II)

    Nhắc đến hồ Hilier, khá nhiều người biết đến nó bởi đây là một hồ nước có màu hồng rất đặc biệt và nổi bật, chứ không phải màu xanh thường thấy như các hồ nước thường thấy. Trên thế giới cũng có vài hồ nước có màu hồng như vậy như hồ Retba, hồ Laguna Colorada … tuy nhiên hồ Hilier là khó hiểu nhất. Nó nằm trên đảo Middle, là hòn đảo lớn nhất trong số các hòn đảo trên quần đảo Recherche, Tây Australia. Hồ có chiều rộng khoảng 600m, được bao phủ bởi một dải cát và một khu rừng rậm Paperbark và rừng bạch đàn. 

    Điểm đặc biệt của nó so với các hồ khác là cho đến giờ các nhà khoa học vẫn chưa thể xác định màu hồng của Hilier là do đâu. Hiện tại có ba giả thuyết chính được đặt ra. Rất nhiều nhà khoa học suy đoán rằng, màu hồng của hồ được tạo nên bởi các loài sinh vật phù du Dunaliella salina và Halobacteria. Giả thuyết khác lại cho là do một loài vi khuẩn màu đỏ trong lớp vỏ muối tạo nên. Màu sắc này cũng không phải là tác phẩm từ ánh sáng mặt trời, bởi người ta đã lấy một thùng nước từ hồ và màu hồng vẫn giữ nguyên dù thay đổi vị trí thùng. Giả thuyết cuối cùng liên quan tới phản ứng hóa học, vì hồ nước rất mặn nên có thể muối đóng một vai trò đặc biệt nào đó. Dù không biết được nguyên nhân về màu sắc nhưng hồ nước rất an toàn và có thể bơi lội được, đây là một điểm du lịch nổi tiếng thu hút rất nhiều khách.

    Hawaii hình thành như thế nào ?

    Những hiện tượng địa chất kỳ lạ trên Trái đất (Phần II)

    Quần đảo Hawaii bao gồm 19 đảo và đảo san hô kéo dài 2.400 km (1.500 dặm). Các đảo này chính là tám đảo cao nhất về phía đông nam của dãy đảo. Theo vị trí từ phía tây bắc tới phía đông nam, có những tên: Niʻihau, Kauaʻi, Oʻahu, Molokaʻi, Lānaʻi, Kahoʻolawe, Maui, và đảo Hawaii.

    Chuỗi đảo này được tin là đã được hình thành nên do hoạt động của núi lửa. Khu vực quần đảo là một khu vực được tạo ra do núi lửa nổi lên từ đáy biển qua một lỗ thông được gọi là nhiệt điểm trong thuyết trái đất. Lý thuyết này xác nhận rằng trong khi mảng kiến tạo dưới phần lớn của Thái Bình Dương tiến về hướng tây bắc, the nhiệt điểm này đứng yên, từ từ tạo ra các núi lửa mới. Đây là lý do chỉ những núi lửa vào phần nam của Đảo Hawaii đang hoạt động. Có vẻ như nham thạch nóng trong vỏ trái đất khoản 3000 km đã trào lên và qua hàng triệu năm hình thành nên cấu trúc quần đảo như vậy.

    Nhưng đây cũng chỉ là khả năng được đánh giá cao nhất và tới nay vẫn chưa được xác nhận. Có nhiều ý kiến không đồng thuận xung quanh lý thuyết này từ nhóm nghiên cứu đại học MIT, họ cho rằng có thể lớp nham thạch tạo nên quần đảo chỉ nằm sâu khoảng 800 km phía dưới bề mặt trái đất. Tất nhiên kết quả này cũng dính dáng tới núi lửa vậy nên có vẻ như cội nguồn của chúng vẫn là từ núi lửa dù có thể quá trình và chi tiết trong nhiều giả thuyết có khác biệt.

    Hẻm núi Grand Canyon

    Những hiện tượng địa chất kỳ lạ trên Trái đất (Phần II)

    Grand Canyon là một trong những thành tạo địa chất nổi tiếng nhất trên Trái đất. Nó cũng là một trong những khu vực được nghiên cứu nhiều nhất. Nó còn được gọi là "Hẻm núi lớn", thực chất là một khe núi dốc được tạo ra bởi sông Colorado ở tiểu bang Arizona của Hoa Kỳ. Grand Canyon nằm trọn gần như trong Vườn Quốc gia Grand Canyon – đây là một trong những vườn quốc gia đầu tiên được thành lập của Hoa Kỳ. Tổng thống Theodore Roosevelt đã là người đề xướng chính việc thành lập này và đã tham quan khu vực này nhiều lần để săn báo sư tử và rất thích cảnh quan ở đây.

    Hẻm núi Grand Canyon bị sông Colorado cắt tạo nên một khe núi hàng triệu năm về trước, với độ dài 446 km, rộng 0,4 đến 24 km và sâu hơn 1600 m. Hơn 2 tỷ năm của lịch sử Trái đất đã được lộ ra nhờ sông Colorado cắt qua từng lớp đất một của Cao nguyên Colorado. Tuy nhiên về độ tuổi chính xác của hẻm núi này thì cho đến nay vẫn chưa rõ ràng. Chủ yếu việc tranh cãi chia làm hai phe, một ph echo rằng hẻm núi được hình thành cách đây khoảng 6 triệu năm tuổi, phe còn lại cho rằng thời gian là 70 triệu năm trước. Rõ ràng khoảng cách giữa hai quan điểm này quá xa nhau. Phe 70 triệu năm không đồng ý với việc các hẻm núi được tạo thành bởi sông Colorado mà cho rằng nó có trước đó và dòng sông chỉ đơn giản là chảy qua sau đó.

    Theo các ghi chép thì người châu Âu đã nhìn thấy Grand Canyon năm 1540 bởi García López de Cárdenas từ Tây Ban Nha. Các cuộc thám hiểm khoa học đầu tiên về Hẻm núi lớn này được lãnh đạo bởi U.S. Major John Wesley Powell cuối những năm 1860. Powell đề cập đến các lớp đá lộ ra ở khu vực này là "để lại một cuốn sách truyện vĩ đại". Rất lâu trước đó, khu vực này được Thổ dân châu Mỹ định cư và xây các khu định cư trong thành của vực này.

    Lõi trái đất

    Những hiện tượng địa chất kỳ lạ trên Trái đất (Phần II)

    Trái đất là nơi chúng ta vẫn sinh sống hàng ngày, các hoạt động của con người cũng như mọi loài sinh vật đều dựa vào ngôi nhà chung này. Tuy nhiên thực sự chúng ta chưa hiểu biết nhiều về nó. Hầu hết các vấn đề rõ ràng đều nằm ở bề mặt lớp vỏ ngoài. Những gì còn ẩn chứa bên trong trái đất quả thực là một bí ẩn cực kì lớn. Vào những năm 1940, thành phần của lõi Trái đất chưa tiếp cận được vẫn còn là một bí ẩn, ít nhất vào. Dựa vào khám phá về các thiên thạch, giới khoa học đã suy đoán về sự cân bằng ban đầu của các khoáng chất cần thiết của Trái đất và chỉ ra những thứ bị thiếu. Sắt và niken vắng mặt trong lớp vỏ của hành tinh, nên được phỏng đoán phải nằm trong lõi Trái đất. Tuy nhiên, các đo đạc trọng lực vào những năm 1950 tiết lộ, các phỏng đoán này không chính xác. Lõi Trái đất quá nhẹ.

    Ngày nay, các nhà nghiên cứu tiếp tục suy đoán các yếu tố dẫn tới sự thiếu hụt về tỷ trọng phía dưới lớp vỏ Trái đất. Họ cũng vẫn bối rối trước các sự đảo ngược định kỳ trong từ trường Trái đất, vốn khởi phát từ sự dịch chuyển của sắt dạng lỏng dịch ở lớp lõi ngoài. Nói chung, có vẻ như chúng còn rất nhiều việc phải làm bên trong lòng đất.

    Khủng hoảng độ mặn Messinian

    Những hiện tượng địa chất kỳ lạ trên Trái đất (Phần II)

    Khoảng sáu triệu năm trước, biển Địa Trung Hải rơi vào một chu kỳ địa chất trở thành sa mạc và cứ như thế cho tới khoảng 630000 năm trước, diễn biết suốt trong một thời đại được gọi là khủng hoảng độ mặn Messinian. Ngay cả đến bây giờ Địa Trung Hải vẫn mặn hơn so với Bắc Đại Tây Dương vì tốc độ bốc hơi cao hơn và bị cô lập bằng eo biển Gibralta. Các nhà khoa học đã đồng tình rằng gần như chắc chắn lý do bởi biển bị chặn lại ở Đại Tây Dương gây ra cái mặn khủng khiếp trong suốt thời điểm đó. Tuy nhiên bí ẩn là vì sao mọi chuyện lại diễn ra như vậy ? Một vài giả thuyết đã được đưa ra.

    Ý tưởng đầu tiên là về sự mở rộng của các tảng băng vùng cực gây ra giảm mực nước biển. Do mực nước nông hơn nên đất liền đã chặn biển lại. Ngoài ra, các va chạm mảng kiến tạo có thể đã nâng eo biển Gibralta lên giống như cách dãy Alps gần đó được nâng lên. Một lý thuyết kì lạ khác được những nhà địa chất đại học Royal Holloway (London) đưa ra là đáy Đại Tây Dương được bồi tụ tao lên. Nhưng dù là lý do nào đi chăng nữa thì nửa triệu năm sau thời kì này nước đã lại dâng lên và tràn ngập Địa Trung Hải một lần nữa.

    Tham khảo: Listverse

    >>Những hiện tượng kỳ lạ chưa được giải đáp trên Trái đất (Phần I)

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ