Những kẻ lừa đảo tài tình trong thế giới động vật

    PV,  

    (Genk.vn) - Vấn đề cốt lõi để tồn tại trong tự nhiên là ăn kẻ yếu hơn và cố gắng không bị ăn.

    Vấn đề cốt lõi để tồn tại trong tự nhiên là ăn kẻ yếu hơn và cố gắng không bị ăn. Cuộc đấu tranh sinh tồn càng phức tạp hơn nữa nếu phải chăm sóc con non trong mùa sinh sản nên chúng phải trang bị cho bản thân những vũ khí 'tối tân' như nọc độc, sức mạnh cơ bắp hay khả năng chạy trốn.

    Tuy nhiên, một số loài động vật láu cá đã chọn cho mình cách làm an toàn hơn để đánh lừa những kẻ thù nguy hiểm bằng cách ngụy trang, bắt chước hết sức tài tình. 

    1. Kiến bắt chước Nhện

     

    Việc đóng giả trợ giúp đặc lực cho loài kiến giả nhện Myrmecomorphous bắt được con mồi một cách dễ dàng. Trong một số loài trong họ kiến này ngoài hình dáng mang nhiều nét tương đồng khá giống với loài nhện thì chúng còn sắp xếp những đôi chân theo đúng cách của một con nhện thực thụ công thêm đôi râu phát triển vươn ra trước tạo thành cặp chân thứ 4. Lúc này, bất cứ kẻ thù hay chính con người nào nhìn thấy cũng khẳng định chúng là một con nhện.

    Ngược lại, cũng có nhiều loài nhện lành tính lại bắt chước hình dạng kiến để có được sự bảo vệ hoặc sử dụng để săn mồi. Chúng dễ dàng mò mẫm vào tổ các loài động vật nhỏ sau đó tấn công con vật mà không hề bị đề phòng.

     

    Loài kiến có thể khá tẻ nhạt nhưng chúng vẫn rất hung hăng phần nào đó giống như người anh em ong bắp cầy sẵn sàng giết chết kẻ thù dù to lớn mức nào.

    2. Rắn sữa

     

    Rắn độc không chỉ có nọc để khuất phục và kết thúc sự sống của con mồi mà chúng còn phải có khả năng tấn công thật nhanh bằng vết cắn tử thần. Tuy nhiên, chúng cũng có thể bị tấn công đến chết bởi những kẻ ăn thịt khác.

     

    Phương án tốt nhất cho những loài rắn sữa là phát triển màu cơ thể thật sặc sỡ để cảnh báo cho kẻ thù tránh xa. Loài rắn sữa có chiều dài chỉ 1 mét nhưng nọc độc của nó có thể gây tê liệt mọi mối đe dọa xung quanh, bao gồm cả con người. Một số con rắn sữa hoàn toàn vô hại cũng học cách đàn anh khoác trên mình bộ cánh rực rỡ, ấn tượng với sọc vàng đỏ xen kẽ. Trước khi kẻ thù kịp nhận ra bị chơi xỏ thì con rẵn đã chạy thoát.

     

    Nếu bạn bị một con rắn sữa cắn thì hãy nhớ nếu nó có màu đỏ trên nền đen thì bạn đã gặp may còn nếu ở trên nền màu vàng thì chắc chắn bạn cần gọi ngay trạm y tế gần nhất trước khi tính mạng bị đe dọa.

    3. Bướm cú

     

    Với những cơ quan mềm yếu cùng đôi cánh phủ đầy phấn, bướm dường như là loài động vật không có khả năng tự vệ nhưng chúng đã có một động thái tiến hóa thông minh. Loài bướm cú thường có sải cách khổng lồ đến 20 cm và trang bị một đôi mắt lớn trên cánh trông giống như mắt cú. Chúng cũng khả năng bay liên tục nhiều mét một lúc để trốn các loài chim ăn thịt, hay thoát khỏi mạng nhện bằng cơ thể khổng lồ của mình.

     

    Chính màu sắc xám xịt , kích thước to lớn đã khiến nhiều đối tượng, ngay cả con người nhiều khi cũng nhầm lẫn loài bướm này với những con cú trong các khu rừng mưa nhiệt đới ẩm ướt, tăm tối.

     

    4. Diều hâu bắt chước kền kền

     

    Kền kền đã trở thành biểu tượng phổ biến cho cái chết với lối sống ăn xác chết khiến không ít dộng vật khác mất đi sự đề phòng với loài động vật ăn thịt này. Lợi dụng đặc điểm ấy, loài diều hâu Buteo albonotatus sống ở vùng Nam Mỹ đã thay đổi vẻ ngoài bằng một cái đuôi dài hơn, hình thành dạng cánh nhị diện, bộ lông đen và thay đổi cả cách chao lượn trên không để chúng trông không khác gì một con kền kền vô dụng.

     Kền kền

    Kền kền

    Những con mồi tội nghiệp dưới đồng cở mỗi khi thấy bóng diều hâu là chạy cho nhanh nhưng lần này chúng vẫn thản nhiên chờ đợi cái chết vì không ngờ được kẻ thù đang giả dạng kền kền lượn lờ ngay trên đầu.

     Diều hâu thông thường

    Diều hâu thông thường

    5. Ruồi giả dạng ong bắp cầy

     

    Hàng ngàn con ruồi đã lợi dung danh tiếng bạo chúa của ong bắp cầy trong giới côn trùng để thoải mái rong ruổi khắp nơi kiếm ăn mà không gặp bất kỳ nguy hiểm nào. Nọc độc của ong bắp cày thực sự được xếp hạng đầu bảng.

     

    Tuy nhiên, vẫn có thể phân biệt được hàng giả bằng cách nhìn vào cánh của chúng nếu có 2 cánh thì chắc chắc đó là ruồi giả ong trong khi loài ong có tới 4 cánh và những con ruồi giả đều mang đôi mắt kép khá lớn của ruồi nhà.

     

    Nguyên nhân duy nhất mà loài ruồi này phải phức tạp hóa vấn đề vì thức ăn của chúng sang chảnh hơn các loài ruồi khác là phấn hoa, mật hoa thậm chí là rệp có hại cho thực vật. Do đó, chúng là loài động vật có ích như ong và bướm.

     Ong bắp cầy

    Ong bắp cầy

    6. Cá rô Cichlid giả chết tài tình

     

    Những con cá rô và họ hàng của chúng được nhiều người phong làm loài ca săn mồi hàng đầu dưới nước. Trong sô đó, có loài Nimbochromis Cichlid có cách săn mồi không giống ai trong gia đình chúng. Thay vì xông sáo tấn công con mồi thì chúng lại giả vờ nằm chết yếu ớt dươi đáy hồ.

     

    Một khi con mồi tiếp cận gần nhất, bất ngờ con cá rô sẽ sống lại trở thành sát thủ khát máu. Đây là một loài động vật có mức độ sinh sản cực nhanh và tiêu thụ lượng lớn thức ăn nên chúng bị duyệt vào danh sách sinh vật ngoại lai có hại.

     

    7. Cá giả dạng lá khô

     

    Trong khi kẻ địch thường bắt chước sinh vật sống vô hại để đánh lừa con mồi thì loài cá nước ngọt ở Nam Mỹ lại không làm điều đó mà chỉ đơn giản là nằm yếu ớt, trôi nổi như chiếc lá khô để quan sát tình hình xung quanh.

     

    Bề ngoài của cá Monocirrhus polyacanthus màu nâu sậm, chiều ngang khá mỏng nên chúng dễ dàng hòa mình vào đám lá rụng trong hồ nước. Một khi con mồi xuất hiện, chúng sẽ nhanh chóng tấn công với tốc độ chớp mắt, cả những con mồi lớn cũng sợ hãi hàm răng quá khổ của loài cá thông minh này.

     

    8. Cá dọn dẹp xảo quyệt

     

    Một thí dụ điển hinh về lối sống cộng sinh giữa những loài cá lớn với dịch vụ dọn dẹp kí sinh trùng, da chết bởi những con cá nhỏ bé hơn. Đội dịch vụ này thường có màu sắc ưa mắt và phải có những điệu nhảy múa đặc trưng báo hiệu cho đối tượng to lớn kia ý đồ của mình để không bị nuốt chửng giữa chừng.

     

    Loài cá Aspidontus taeniatus đã học được vũ điệp mời gọi của những đàn cá dọn dẹp thực sự. Sau đó, chúng lấn xấn tới gần con mồi, thay vì nhẹ nhàng loại bỏ tế bào chết và các loại ký sinh trên cơ thể con vật thì thỉnh thoảng chúng lại đớp một miếng thịt lớn từ con cá tội nghiệp. Cuộc tán công hai mặt cứ như vậy diễn ra cho tới khi con mồi nhận ra bị lừa đảo và chạy trốn, hoặc bỏ mạng cho đàn cá tham lam kia.

     

    Theo Tinmoi, Nguoiduatin

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ