Những phương pháp tự vệ khác thường của các loài động vật

    Mộc, mentalfloss 

    (GenK.vn) - Các loài động vật có muôn vàn cách để tự vệ trước kẻ thù, nhưng những cách tự vệ độc đáo của những loài vật dưới đây lại thật sự khác thường và thú vị.

    Năm 2012, các nhà khoa học đã ghi lại được những cảnh quay về cơ chế tự vệ chưa từng thấy của một số lượng nhỏ loài mực biển. Khi bị đe dọa, loài mực này sẽ tấn công kẻ thù và kéo đi, chúng phá vỡ các ống tua của mình khiến kè thù mất tập trung. Những ống tua này sẽ phát sáng và co giật, đánh lạc hướng kẻ thù tạo điều kiện cho mực trốn thoát. Tuy nhiên, loài mực này không phải sinh vật duy nhất có cách tự vệ kỳ lạ như vậy. Dưới đây là một số cách các loài động vật khác cố gắng giữ mạng sống của mình hay của đồng loại.

    1.Thằn lằn bắn máu từ mắt

     

    Loài thằn lằn Texas Horned là một sinh vật tìm kiếm đáng sợ. Chúng có thân màu nâu, đầy đặn và hoàn toàn được nguy trang trong môi trường sống của chúng là cát. Thứ đầu tiên để tự vệ là hàng gai nhọn trên cơ thể của chúng. Nếu gai nhọn và sừng không giúp chúng tránh khỏi những kẻ săn mồi thì thằn lằn sẽ phun một dòng máu từ mắt của mình để dọa kẻ thù. Dòng máu có thể bắn xa 1,5m, được pha trộn với một loại chất hóa học có mùi hôi hướng đến kẻ thù. Những vũ khí kì lạ này cũng khiến loài thằn lằn phải tốn kém. Phương pháp tự vệ này có thể lấy đi 1/3 tổng số nguồn máu của thằn lằn, chiếm khoảng 2 % trọng lượng cơ thể chúng.

    2. Ếch lông bẻ xương làm vũ khí

     

    Mỗi khi bạn cảm thấy bị đe dọa, phương pháp đầu tiên và duy nhất bạn có thể tự vệ là bẻ xương của mình dùng làm vũ khí không? Loài ếch lông đã thực sự làm điều này, chúng là một loài động vật vật ở Trung Phi. Không như tên gọi của mình, loài ếch này không phải có lông bao phủ đầy cơ thể. Khi sinh sản,những con ếch đực phát triển những sợi da mỏng dọc theo hai bên cơ thể giống như tóc. Theo lý thuyết, những sợi lông này sẽ giúp ếch có nhiều ô xi trong trứng hơn. Nhưng khả năng để bẻ xương ngón chân và đẩy chúng qua da để tạo thành móng vuốt sắc nhọn, tuyệt vời để tránh kẻ tấn công thì đúng là những điều thật sự hấp dẫn về loài ếch này.

    Khi không còn bị đe dọa tấn công, xương sẽ trượt trở lại dưới da khi cơ bắp của ếch thư giãn.

    3. Sa giông dịch chuyển xương dọa kẻ thù

     

    Êch lông không phải loài động vật lưỡng cư duy nhất sử dụng xương để làm vũ khí. Khi bị tấn công, các con sa giông Tây Ban Nha cũng dịch chuyển xương sườn của mình về phía trước và đẩy chúng kéo căng qua da. Kết quả là sẽ xuất hiện một hàng gai ở hai bên cơ thể nó. Giống như ếch lông, những con sa giống có thể buộc các xương qua da của nó mỗi khi nó bị tấn công, nhưng cơ chế này dường như gây ra ít hoặc không có hại với nó. Nhà động vật học Egon Heiss tại Đại học Vienna ở Áo cho biết: “Những con sa giông và các động vật lưỡng cư nói chung được biết là có một khả năng đặc biệt để tự chữa lành da của chúng.”

    4. Những con mối tự phát nổ

     

    Một loài mối được tìm thấy trong các khu rừng mưa Guiana ở Pháp khi bị tấn công đã để những con mối thợ lớn tuổi nhiệm vụ “tự sát” để bảo vệ toàn bộ thuộc địa của chúng. Các con mối thợ già không còn hữu ích, được trang bị một “ba lô nổ”. Trong suốt cuộc đời của loài mối này, những tinh thể độc hại được sản xuất dưới các tuyến trong bụng. Khi được trộn với tuyến nước bọt, những tinh thể này tạo ra một chất lỏng độc hại và phát nổ làm kẻ thù tê liệt đồng thời cũng giết chết mối thợ.

    5. Hagfish tiết chất nhờn vào kẻ thù

     

    Hagfish là một loài động vật biển có hình dáng giống con lươn với khả năng đặc biệt là tiết chất nhờn vào kẻ thù của chúng. Khi bị đe dọa, các con hagfish sẽ tiết ra một chất nhờn từ lỗ chân lông của chúng, chất nhờn này khi trộn với nước sẽ mở rộng thành một loại keo. Loại keo này có thể bẫy kẻ săn mồi khiến chúng chết ngạt bằng cách làm tắc nghẽn mang của chúng. Khi động vật ăn thịt cắn hagfish, chúng nhanh chóng phun hagfish ra khỏi miệng mình và bơi ra xa để nôn. “Những con hagfish không hề bị thương. Cách phòng thủ của chúng đúng là rất hiệu quả đối với kẻ săn mồi” một nhà sinh vật học cho biết.

    6. Hải sâm bắn nội tạng 

     

    Nhắc đến hải sâm chúng ta đều nghĩ chúng là loài động vật khá nhàm chán. Có khoảng 1250 loài hải sâm được biết đến trên thế giới, và nhiều loài trong số chúng có vẻ ngoài thực sự giống quả dưa chuột như tên gọi của mình “dưa chuột biển”. Tuy nhiên khi phải đối mặt với sự sống còn thì mọi thứ lại trở nên thú vị. Giống như sao biển và nhím biển, hải sâm là động vật da gai và chúng có thể tự tái tạo bộ phận cơ thể bị mất nếu cần thiết. Điều này thực sự hữu ích khi chúng bị đe dọa. Những con hải sâm sẽ xuất cơ quan nội tạng của chúng, những thứ này chứa một hóa chất độc hại có thể giết chết kẻ thù.

    7. Thú có túi ôpốt giả chết

     

    Chúng ta đều biết cách tự vệ nổi tiếng của thú có túi ôpốt là giả chết, nhưng vẫn còn rất nhiều điều lý thú về loài vật này. Khi có sợ hãi, thú có túi ôpốt rơi vào trạng thái hôn mê có thể kéo dài nhiều giờ, đủ lâu để thuyết phục bất kỳ loài động vật ăn thịt nào rằng chúng đã chết. Nỗi sợ hãi cũng khiến loài vật này phát ra một mùi hôi như mùi xác chết càng giúp chúng ngụy trang tốt hơn bởi xác chết thối cũng không hề ngon miệng.

    Tham khảo: mentalfloss

     

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ