Những vấn đề nan giải con người sẽ phải giải quyết trong tương lai (Phần I)

    GL, tieutuong_tuongtu_1993@yahoo.com 

    Sự phát triển vượt bậc trên mọi mặt đồng thời cũng làm con người gặp phải vô số các vấn đề khó khăn.

    Con người là một loài động vật cấp cao với rất nhiều suy nghĩ phức tạp, các hành động khó đoán và ngày càng phát triển một cách vượt bậc hơn. Thời gian chúng ta xuất hiện không hề lâu như nhiều loài khác nhưng những thành tựu hay sự phá hoại chúng ta mang lại thì đã vượt xa tất cả những loài vật còn lại. Rõ ràng giữa một xã hội với khoảng 7 tỉ người, với đủ các lập luận và suy nghĩ khác nhau thì chúng ta sẽ luôn có những vấn đề cần tranh cãi.

    Tuy nhiên đi cùng với sự phát triển, ngày hôm nay luôn khác ngày hôm qua và tất nhiên tương lai sẽ khác hiện tại. Bài viết này chúng ta hãy cùng dự đoán xem những vấn đề nào sẽ nổi cộm và được đem ra bàn luận nhiều trong tương lai. Liệu có phải là những vấn đề như việc cho phép sử dụng súng hay hôn nhân đồng tính như thời điểm hiện tại không ?

    10. Sự riêng tư sẽ kết thúc

    Những vấn đề nan giải con người sẽ phải giải quyết trong tương lai (Phần I)

    Bạn đã nghe về công nghệ Google Glass chưa, đó thực sự là một thứ máy móc đáng ngạc nhiên. Một thứ máy tính đeo ngay trên cơ thể và có thể sử dụng thuận tiện mọi lúc mọi nơi. Tính năng của nó có thể kể đến như việc tương tác sử dụng tiện lợi, microphone và màn hình video trong suốt một phần nằm trên mắt kính phải để hiển thị thông tin về thế giới thật (như vị trí, cuộc hẹn, lộ trình nên đi, điểm đến) cho người dùng kính. Với một cái nháy mắt chúng ta có thể chụp ảnh và làm nhiều điều tuyệt vời khác. Trong tương lai, những công nghệ kiểu này sẽ có phát triển mạnh hơn nữa, nhưng rất có thể vì chúng mà xã hội sẽ mất đi sự riêng tư cần có.

    Vấn đề xuất hiện từ những công nghệ như kiểu nhận dạng khuôn mặt. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng công nghệ này rồi sẽ phát triển đến mức nhận dạng ra người giữa đám đông và tìm hiểu bất kì thông tin gì về họ, từ hình ảnh facebook, số an sinh xã hội đến hồ sơ cá nhân và nhiều nhiều những thứ như thế. Và điều này cũng đồng nghĩa với sự riêng tư không còn được đảm bảo nữa.

    Hãy tưởng tượng về một thế giới mà tất cả mọi người trên đường phố đều biết về bạn, từ hình ảnh cho tới những thông tin cụ thể nhất. Và những thứ đó liệu rằng bạn có muốn cho người lạ biết ? Mọi chuyện sẽ như một cơn ác mộng nếu chuyện đó xảy ra thật. Tuy nhiên cũng có thể thấy rằng nếu biết cách kiểm soát thì mọi chuyện sẽ không hoàn toàn như thế, kiểu như chúng ta sẽ được chọn những thông tin nào để người lạ đọc, những thông tin nào sẽ giữ riêng tư. Cho tới hiện tại thì công nghệ của chúng ta vẫn chưa phát triển đến ngưỡng đó, nhưng nói chung, rồi sẽ đến một ngày như thế và các cuộc tranh luận sẽ có khả năng nổ ra.

    9. Số phận của những người tị nạn do vấn đề khí hậu

    Những vấn đề nan giải con người sẽ phải giải quyết trong tương lai (Phần I)

    Kể cả những người vô tâm nhất có lẽ cùng khó lòng phủ nhận một sự thật rằng Trái đất đang ngày càng nóng lên. Không cần biết rằng điều đó xảy ra do lỗi của con người nhiều hay ít nhưng rõ ràng chính con người sẽ phải đối mặt với những hậu quả do biến đổi khí hậu. Theo như dự đoán của các nhà khoa học thì sẽ có rất nhiều các quốc gia bị ngập do mực nước biển tăng và hàng triệu người sẽ mất đi nơi sinh sống. Vấn đề được đặt ra ở đây là : những người này sẽ đi đâu ?

    Đây không chỉ là một vấn đề mang tính học thuật hay giả định mà nó đã tới rất gần với chúng ta. Có rất nhiều quốc gia vùng lãnh thổ trên thế giới đang đứng trước mối đe dọa mạnh mẽ này. Điển hình là Bangladesh với dự báo rằng phần lớn lãnh thổ sẽ nằm dưới mực nước biển trong khoảng 50 năm tới, như vậy cũng có nghĩa rằng khoảng 30 triệu người sẽ phải di tản – bằng với tổng dân số của hai bang lớn nước Mỹ là Texas và Oregon. Khả năng những người này được chính phủ Bangladesh có vẻ không khả thi khi đây là một trong những quốc gia nghèo nhất thế giới và việc mất đất sẽ chỉ làm họ thêm khốn đốn.

    Có quá nhiều nỗi lo và dường như những người dân phải di cư sẽ phải lo cho chính bản thân mình. Tất nhiên là họ sẽ phải tới nơi khác sinh sống, nhưng là đi đâu ? Hãy nghĩ đến vài quốc gia ở gần đó như Ấn Độ chẳng hạn. Tuy nhiên ngay trong thời điểm hiện tại Ấn Độ đã xây một hàng rào lớn để cấm những người nhập cư trái phép từ Bangladesh. Vài chục năm nữa là một quãng thời gian đủ để thay đổi nhiều mối quan hệ, tuy nhiên chính bản thân Ấn Độ và các nước lân cận cũng sẽ bị ảnh hưởng bởi sự nóng lên của trái đất và rõ ràng họ còn những vấn đề của chính mình để lo hơn là đi cưu mang một số lượng dân nghèo lớn.

    Nếu để đưa ra một giải pháp cho khoảng 30 triệu người đó, có lẽ thực sự chúng ta chưa có giải pháp khả thi bởi nhiều lý do về mặt xã hội, chính trị hay kinh tế. Với hàng chục các quốc gia bị ảnh hưởng như vậy trong tương lai, rõ ràng đây sẽ là một vấn đề vô cùng nan giải và cần được thảo luận rất nhiều để có thể đưa ra được giải pháp hữu hiệu nhất.

    8. Ai có quyền sở hữu không gian ?

    Những vấn đề nan giải con người sẽ phải giải quyết trong tương lai (Phần I)

    Nếu bạn thấy rằng câu hỏi bên trên có vẻ ngu ngốc thì hãy suy nghĩ tinh tế hơn một chút về việc sở hữu hay khai thác tài nguyên trên vũ trụ. Khoa học ngày càng phát triển và rồi chúng ta sẽ biết nhiều, hiểu nhiều hơn. Mặt khác sẽ có một vài thế lực tìm cách đem lại lợi nhuận cho mình từ vũ trụ, trong tương lai rất có thể đây sẽ là câu hỏi gây tranh cãi lớn.

    James Cameron và Larry Page - giám đốc tập đoàn và nhà đồng sáng lập Google đã công khai ủng hộ dự án khai thác khoáng sản trên thiên thạch của công ty Planetary Resources. Họ đang phát triển tàu vụ trụ không người lái được sử dụng để khai thác quặng và khoáng sản trên các thiên thạch nhỏ khi chúng bay gần Trái đất của chúng ta. Dự án đầy tham vọng này dự kiến sẽ được hoàn thành vào năm 2015. Đây sẽ là một món kinh doanh béo bở. Theo ước tính của các chuyên gia, một thiên thạch trong Hệ mặt trời của chúng ta – như thiên thạch 241 Germania, có thể chứa lượng khoáng sản trị giá lên tới 95 nghìn tỷ USD, gần bằng tổng thu nhập của toàn thế giới trong 1 năm.

    Vấn đề ở đây chính là việc liệu kế hoạch khai thác như vậy có là hợp pháp. Nếu bị để ý tới thì đây có thể là một hoạt động vi phạm luật quốc tế. Năm 1967, hầu hết các quốc gia đều ký kết hiệp ước không gian và bị cấm nhận quyền sở hữu trên không gian (ví dụ như quyền sở hữu mặt trăng). Nguyên một hành tinh trên vũ trụ có thể đem tới những lợi thế không ngờ cho các quốc gia và việc khai thác chúng đang được nghiên cứu không ngừng. Hiện tại luật sư của Planetary Resources cho rằng đã có tiền lệ cho việc bán đá mặt trăng và việc khai thác để thương mại không liên quan tới tính chất quốc gia và cũng không vi phạm hiệp ước. Nếu đội ngũ pháp lý của Cameron thắng, tương lai các công ty khai thác tài nguyên vũ trụ sẽ bùng nổ và cạnh tranh mạnh mẽ. Những người phản đối hành động này thì cho rằng Hiệp ước không gian cần phải được nâng cấp và mọi hoạt động trên vũ trụ phải được kiểm soát mạnh mẽ hơn. Nhìn chung, chưa hẳn là đến tương lai mà hiện tại đã manh nha rất nhiều tranh luận liên quan tới quyền sở hữu trên vũ trụ này.

    7. Trẻ và già

    Những vấn đề nan giải con người sẽ phải giải quyết trong tương lai (Phần I)

    Nhờ vào những sự phát triển về y tế trong những thập kỉ gần đây mà tuổi thọ của con người đang ngày càng tăng lên. Tại Nhật cũng số người già về hưu (<65 tuổi) rất lớn và sẽ chiếm khoảng 4/10 người vào năm 2050. Chi phí phúc lợi giành những người này đang càng ngày càng lớn hơn.

    Tại Anh, chi tiêu cho người cao tuổi sẽ lên tới 1/5 GDP vào năm 2060. Và những con số này cơ bản là sẽ gây khó khăn cho kinh tế, một thế kỷ tăng trưởng chậm chạp được dự đoán do những biến động về nhân khẩu học này. Trong khi đó ở nước Mỹ, chính phủ hiện tại đã và đang phải đối mặt với những khó khăn trong chi tiêu khi số lượng lớn những người thuộc thế hệ baby boom (những người sinh ra sau thế chiến thứ 2 lúc có một số lớn babies được sinh ra ở Hoa Kỳ) nghỉ hưu và đối phó với nhiều các loại bệnh tật.

    Việc này có thể gây ra bất ổn xã hội lớn, các chính trị gia bắt đầu cắt giảm các dịch vụ công cho người trẻ hoặc bắt những người nhập cư chi trả nhiều hơn để có thể dành nhiều ngân quỹ hơn cho lớp người về hưu. Với tình hình tại các nước phát triển như vậy, tương lai liệu có phải là một cuộc cạnh tranh giữa người trẻ và người già ? Liệu tương lai sẽ trả lời chúng ta như thế nào ?

    (Còn tiếp...)

    Tham khảo: Listverse

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày