Phần III : Vua chiến trường - kỵ binh và tượng binh

    T.Tùng,  

    Kỵ binh là những gì tinh túy và ngoạn mục nhất của nghệ thuật chiến đấu thời trung cổ. Từ những bộ phim dã sử dù là bối cảnh Âu hay Á thì cảnh những chàng hiệp sĩ trên lưng ngựa khiên giáp sáng ngời, gươm tuốt trần càn lướt đội hình địch luôn thật hào hùng và hoành tráng. Vậy còn thực tế thì như thế nào ?


    Kỵ Binh


    Kỵ binh (Cavaleria) ban đầu là những người lính cưỡi ngựa và chiến đấu dưới đất khi đã tới chiến trường, sau này mới hình thành nên nghệ thuật chiến đấu trên lưng ngựa và trở thành những kỵ binh đúng nghĩa.Có thể nói điều này đã xuất hiện rất sớm và được mô tả trên những bức phù điêu trong cung điện các vị vua xứ Babylon, của người Celtic hay từ nền văn minh Tây Á cổ. Chứng tỏ một điều, con người sử dụng ngựa trong việc chiến đấu đã xuất hiện cách đây ít nhất đầu thiên niên kỉ thứ 1 trước công nguyên. Người Hy Lạp và Trung Hoa là những người đã xây dựng nên đội quân kỵ binh chính quy đầu tiên trên thế giới.


    Phần III : Vua chiến trường - kỵ binh và tượng binh 1


    Không chỉ dùng ngựa, các kị binh còn sử dụng hầu hết những con vật có thể thuần hóa được và sử dụng nó như ngựa chiến. Điển hình là lạc đà và voi. Trường hợp sử dụng chiến xa ngựa kéo như người Hy lạp và Ai cập cũng có thể tính là kỵ binh ( Chariot ).


    Phần III : Vua chiến trường - kỵ binh và tượng binh 2


    Trong những bức tranh Trung Cận Đông mô tả cảnh những chú lạc đà sánh bước cùng ngựa chiến trong những binh đoàn đa sắc tộc. Thậm chí cho đến hiện tại vẫn còn những binh đoàn lạc đà vẫn còn tồn tại ở vùng Saudia Arabia. Luận về tốc độ lạc đà không bằng ngựa nhưng chúng lại được huấn luyện tốt để thích ứng với điều kiện chiến đấu trên sa mạc khô cằn. Sức chiu đựng của lạc đà cũng tốt hơn ngựa khá nhiều.


    Về loài ngựa thì sự tồn tại của nó có lẽ quyết định cho sự phát triển của cả một đế chế, thậm chí là thay đổi lại toàn bộ lịch sử thế giới. Người Mông Cổ là một ví dụ điển hình.


    Ban đầu người Mông Cổ chỉ là nhóm những bộ tộc đơn lẻ sinh sống trên vùng thảo nguyên bán sa mạc. Những cư dân thảo nguyên này còn khá hoang dã và thiểu số, họ sinh sống bằng cách chăn thả súc vật trên đồng cỏ và hoàn toàn không biết gì về nông nghiệp. Vào đầu thế kỉ XI, vùng đất bán sa mạc Trung Á  khí hậu bỗng trở nên tốt hơn. Mưa nhiều khiến cỏ trở nên cao và dày hơn, điều này thúc đẩy sự phát triển của 5 loài gia súc : ngựa, cừu, dê, lạc đà và bò của người Mông Cổ. Thức ăn cũng phong phú hơn theo đó cư dân thảo nguyên cũng tăng dần.


    Phần III : Vua chiến trường - kỵ binh và tượng binh 3


    Và rồi điều gì cần đến cũng phải đến, cuối thế kỷ XII nơi đó đã hình thành một đạo quân khổng lồ mà Thành Cát Tư Hãn đã dẫn đầu vào các chiến dịch chinh phạt. Đạo quân đó gồm các đội kỵ binh với hàng chục ngàn kỵ sĩ. Ngựa Mông Cổ thấp bé, song rất khỏe, đặc biệt dai sức và dễ nuôi. Hơn thế nữa, trong những cuộc chinh phạt dài ngày, những chiến binh Mông Cổ mệt mỏi vì đói và khát có thể dùng dao khoét lỗ nhỏ trên cổ con ngựa và uống máu nóng của nó. Những trận chiến của họ chủ yếu là để cướp bóc và đốt phá một cách tàn bạo, rất ít có sự chống trả.


    Phần III : Vua chiến trường - kỵ binh và tượng binh 4
    Những trận đánh theo phong cách lấy thịt đè người của người Mông Cổ


    Nói một cách đơn giản chính những trận mưa trên vùng Trung Á đã tạo ra một đạo quân khát máu bậc nhất thế giới khiến cả Châu Âu và Châu Á phải run sợ. Tuy nhiên đạo kỵ binh tàn bạo này lại bị chặn đứng tại Việt Nam không chỉ bởi chiến thuật quân sự điêu luyện của các danh tướng nước ta mà còn gặp phải những điều kiện chiến đấu khác lạ của đất nước nhiệt đới xa xôi này. Đó chính là tượng binh.


    Tượng binh

    Phần III : Vua chiến trường - kỵ binh và tượng binh 5


    Tượng binh ( voi chiến ) là một lực lượng đặc biệt hiếm khi sử dụng trong các trận chiến nhưng khi đã sử dụng thường rất hiệu quả. Trong suốt thời kì cổ đại cho đến trung cổ, tượng binh không được phát triển ở Châu Âu nhưng ở vùng Trung Á và Châu Á thì lực lượng tượng binh khá phát triển. Có lẽ một phần là do phương Đông có mối trường thích hợp cho loài voi sinh trưởng . Tượng binh thực sự rất mạnh mẽ, có thể coi là những cỗ xe tăng càn quét chiến trường dù với số lượng ít ỏi.


    Phần III : Vua chiến trường - kỵ binh và tượng binh 6


    Tuy nhiên không phải trận chiến nào cũng thích hợp sử dụng tượng binh. Tượng binh chỉ thích hợp khi đối mặt với một lực lượng đông đảo quân địch ở vị trí thoáng rộng hơn là đuổi theo những tên lính lẻ tẻ ở nơi có địa hình phức tạp. Voi rất khỏe và hung dữ, ngay cả những lực lượng hùng mạnh như đội hình Phalanx cũng khó mà đối đầu nổi. Vì loài voi có hình thể khổng lồ nên chỉ cần dẫm đạp càn qua là có thể phá vỡ bất kì đội hình hay thế trận tác chiến nào. Da voi cũng đủ dày để chống lại các loại cung tên, giáo mác nếu lực đâm không quá mạnh. Người Ấn Độ trước mỗi trận chiến thường cho voi uống rượu khiến nó trở nên hung bạo và đáng sợ hơn rất nhiều. Đối mặt với tượng binh thì hầu hết các đạo quân đều mất hết sĩ khí, tinh thần và nhanh chóng rơi vào tình trạng hoảng sợ.


    Phần III : Vua chiến trường - kỵ binh và tượng binh 7

    Từ thời cổ xưa ở Bắc Phi và Ấn Độ đã có tượng binh. Mọi người đều biết rằng vào thế kỷ III trước công nguyên, vị tướng kiệt xuất Hannibal ( được mệnh danh là cha đẻ của chiến thuật đánh trận) chỉ huy quân đội Carthage (một quốc gia ở Bắc Phi) đã đập tan những đạo quân La Mã nhờ sự trợ giúp của những con voi chiến. Ngoài ra, theo như truyền thuyết kể lại, Hannibal không cần cử quân trinh sát địch, bởi những chú voi cách xa hàng chục cây số đã ngửi được mùi của quân lính La Mã. Ấy là do người La Mã thường bỏ vào thức ăn của mình rất nhiều hành. Voi bắt mùi hành rất nhạy. Thế nhưng khi ở trên núi cao có tuyết rơi và thời tiết giá lạnh, những chú voi chiến của Hannibal đã chết.


    Phần III : Vua chiến trường - kỵ binh và tượng binh 8


    Ở Việt Nam, voi chiến đã thể hiện ưu thế khi đối đầu với kỵ binh Mông Cổ và những đạo quân khác. Vào thế kỉ 17, riêng chuồng voi ở kinh đô Thăng Long có trên 200 con, nếu tổng huy động có thể lên đến 2000 thớt voi trận cho một trận chiến. Đây là một lực lượng hùng mạnh và ghê gớm, có khả năng phá vỡ trận địa quân địch trên phạm vi rộng, gây kinh hoàng trong hàng ngũ địch. Trong những trận chiến của vị tướng vĩ đại Quang Trung, đại pháo đã được đặt trên lưng voi chiến và biến nó thành một chiếc xe tăng đúng nghĩa, điển hình là trận đánh thành Ngọc Hồi làm quân Mãn Thanh phải kinh hoàng khiếp đảm.Tượng binh không phải cánh quân chủ lực của Đại Việt nhưng thực tế cho thấy voi đã được huấn luyện và sử dụng chiến đấu ở nước ta ít nhất là từ thời Hai Bà Trưng ( khoảng năm 40 sau công nguyên).


    Phần III : Vua chiến trường - kỵ binh và tượng binh 9
    Hai Bà Trưng trên lưng chiến tượng

    Ý nghĩa và chiến thuật của Kỵ binh


    Kỵ binh có thể chia làm 2 loại chính : Trọng kỵ ( thiết kỵ binh – Heavy Cavalry ) và Khinh kỵ ( Light Cavalry )


    - Trọng kỵ binh là lực lượng binh chủng được trang bị giáp nặng cho cả người và ngựa. Những bộ giáp này cực kì chắc chắn và có khả năng bảo vệ kị sĩ rất tốt cho dù là đối mặt với bộ binh hay cung thủ. Về sau các kị sĩ còn được trang bị thêm khiên để chống lại trường thương (pikemen – sinh ra để counter kỵ binh ) . Kỵ binh nặng đóng vai trò là tiền quân, tiên phong thường xung phong chọc thẳng vào trung quân địch với một đội hình rất quy củ. Với bộ giáp dày và nặng cộng thêm quán tính từ tốc độ chạy của ngựa, những cú húc kiểu này làm tan vỡ đội hình đối phương một cách mau chóng.


    Phần III : Vua chiến trường - kỵ binh và tượng binh 10
    Những hiệp sĩ thập tự chinh với cú Charge tê giác húc


    Thời kỳ của các hiệp sĩ Thập tự chinh có chiến thuật dành cho các kỵ binh rất nổi tiếng: họ sử dụng giáo dài lao thẳng ( Charge ) vào đội hình quân địch, bẻ gẫy xương sống của các cánh quân một cách nhanh chóng. Những con ngựa có tốc độ cực nhanh hỗ trợ cho giáo dài có khi lên đến 5 mét xọc thẳng vào trung quân của địch rồi mau chóng tản ra 2 cánh chuẩn bị cho cuộc Charge tiếp theo. Trong khi đó đội hình kỵ binh phía sau tiếp tục tấn công vào đúng vị trí đó dần dần xé lẻ thế trận quân địch . Các tài liệu xưa ghi lại rằng những cuộc xung phong của những hiệp sĩ Thập tự chinh kiểu này là không thể ngăn chặn được.


    Phần III : Vua chiến trường - kỵ binh và tượng binh 11
    Thiết kỵ binh Mông Cổ và tư trang


    Chiến thuật dành cho trọng kỵ binh cũng rất phong phú dựa trên đặc điểm là sự linh hoạt và mạnh mẽ . Ở phương Đông lại thịnh hành loại thiết kỵ khải mã ( Cataphract ) , họ sử dụng loại giáp xích ( Chainmail armour ) cho cả kị sĩ lẫn ngựa. Loại giáp này nhẹ hơn loại trọng giáp mà các kỵ sĩ Châu Âu mặc nên họ có thể sử dụng nhiều loại vũ khí một cách linh hoạt hơn, từ rìu chiến, đơn thủ kiếm, chùy và đặc biệt là cung nỏ. Từ đó hình thành nên lối những lối đánh cực kì đa dạng của kị binh Catapharact khiến cho người La Mã bó tay và khiếp sợ suốt một thời gian dài.


    Phần III : Vua chiến trường - kỵ binh và tượng binh 12
    Một Catapharact với giáp trụ chắc chắn cho cả ngựa

    - Khinh kỵ binh: khinh kỵ là đội quân cưỡi ngựa nhỏ, chạy nhanh và dẻo dai. Kỵ sĩ được trang bị nhẹ với vũ khí chủ yếu là kiếm, gươm và khiên. Khinh kỵ đặc biệt thích hợp cho những chiến thuật mang tính lưu động, đánh chặn sườn, quấy rối, đánh úp,do thám, truy đuổi và rút lui trong khoảng khắc.


    Phần III : Vua chiến trường - kỵ binh và tượng binh 13
    Đạo khinh kỵ có cánh bất bại Winged Hussar của Balan

    Quân đội Mông Cổ là một ví dụ điển hình cho lối đánh của khinh kỵ ( mặc dù họ cũng có rất nhiều trọng kỵ ). Sử sách ghi lại rằng: “ trăm quân kỵ tản ra có thể vây bọc vạn người, nghìn quân kỵ tản ra có thể dài đến trăm dặm. Khi thắng quân đến nhanh như từ trên trời rơi xuống, khi thua quân rút nhanh như chớp vậy “ . Tất cả đều nói lên sự linh hoạt đến đáng sợ của khinh kỵ Mông Cổ.

    Phần III : Vua chiến trường - kỵ binh và tượng binh 14
    Thế hồi mã cung ưa thích của kỵ binh Mông Cổ


    Trong trận chiến ở Wahlstadt quân Mông Cổ đã làm cho người Châu Âu bối rối vì kẻ địch bỗng nhiên xuất hiện ở khắp nơi và chẳng có đội hình nào cụ thể. Họ di chuyển lung tung không có kèn trận hay reo hò như các trận chiến ở Châu Âu mà các mệnh lệnh được truyền đạt bằng quân kì. Thậm chí ngay cả khi trận chiến đã bắt đầu người Châu Âu cũng không thể nắm rõ quân số chính xác của đội quân Mông Cổ mình đang đối đầu.


    Phần III : Vua chiến trường - kỵ binh và tượng binh 15
    Hiệp sĩ Giéc manh vs kỵ binh Mông Cổ


    Người Mông Cổ rất thành thạo trong nghệ thuật bao vây nhưng một sự thật là họ rất ngại đối đầu trực tiếp mà thường sử dụng cung tên khi đang trên lưng ngựa. Việc vừa phi ngựa với tốc độ cao vừa bắn tên hay xoay người bắn ngược chính xác vào kẻ thù đang truy đuổi là việc bất kì kỵ binh Mông Cổ nào cũng có thể làm được.


    Vũ khí của các kỵ binh cũng rất đa dạng. Từ kiếm, cung, chùy chiến, rìu chiến, thương dài, đao dài đến các loại chùy xích …


    Phần III : Vua chiến trường - kỵ binh và tượng binh 16

    Phần III : Vua chiến trường - kỵ binh và tượng binh 17

    Phần III : Vua chiến trường - kỵ binh và tượng binh 18


     Phần tiếp theo sẽ nói về top 10 đạo kỵ binh mạnh nhất trong lịch sử thế giới. Vậy chiến thuật, phong cách hay lý tưởng chiến đấu là thứ đem lại sức mạnh vô địch cho họ. Hãy tìm lời giả ở phần sau.


    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày