Phi hành gia của Nga được trang bị súng và mã tấu

    Nova,  

    Các nhà du hành Nga không được vũ trang để chiến đấu với những đồng nghiệp bên phía NASA hay người ngoài hành tinh mà là với một sinh vật cực kỳ nguy hiểm của nước Nga: loài gấu xám.

    Các nhà du hành vũ trụ thường phải mang cả tá vật dụng cần thiết bên mình mỗi khi thực hiện nhiệm vụ bay vào không gian, mặc dụ vậy chắc không có nơi nào nào cẩn thận hơn Cơ quan không gian Liên bang Nga khi họ trang bị cho những phi hành gia của mình cả 1 kho vũ khí: từ súng đến mã tấu và rìu. Mặc dù vậy, các nhà du hành Nga không được vũ trang để chiến đấu với những đồng nghiệp bên phía NASA hay người ngoài hành tinh mà là với một sinh vật cực kỳ nguy hiểm của nước Nga: loài gấu xám.

     Khẩu súng đặc biệt dành cho các nhà du hành vũ trụ, TP-82.

    Khẩu súng đặc biệt dành cho các nhà du hành vũ trụ, TP-82.

    Câu chuyện về những thứ vũ khí này bắt nguồn từ năm 1965, nhà du hành Alexey Leonov đã phải hạ cánh tàu vũ Voskhod xuống khu rừng phía tây dãy Ural, cách điểm hạ cánh dự tính hơn 800 km. Một mình giữa rừng sâu, Leonoov chỉ có một khẩu súng lục bắn đạn 9 mm để phòng vệ, nhưng thâm tâm anh biết rằng chừng đó là chưa đủ để chống chọi với sói và gấu. May mắn cho Leonov là anh không hề chạm chán 2 loài vật nguy hiểm này, ngay sau khi trở về an toàn thì anh đã bàn bạc với một người bạn, kỹ sư chế tạo máy của Hồng quân Igor Aleksandrovich Skrylev, về ý tưởng chế tạo một thứ vũ khí nhỏ gọn và đủ sức chống lại mọi nguy cơ đến từ tự nhiên mỗi khi hộ hạ cánh trên đất liền.

    Vài năm sau, Igor Aleksandrovich Skrylev đã thiết kế ra một khẩu súng tổng hợp của hai loại súng khác nhau: súng săn và súng trường. Khẩu súng tổng hợp này có 3 nòng, với 2 nòng trên cùng sẽ bắn đạn súng săn 12.5×70 mm (còn gọi là đạn 40 gauge) và 1 nòng phía dưới bắn đạn 5,45 x 39mm - loại đạn sau này được dùng cho súng trường tấn công AK-74 nổi tiếng. Ngoài ra, phần báng súng có thể chuyển thành một chiếc mã tấu dài khoảng 30 cm để sử dụng cho việc chặt cây, dọn đường. Đạn súng săn chia làm 2 loại: đạn SP-D để hạ gục những loài thứ dữ như sói và gấu, đạn SP-S dùng để phát tín hiệu cấp cứu. Alexey Leonov sau khi nghiên cứu kỹ bản thiết kế này đã rất vui mừng vì tính mạng của các nhà du hành trong tương lai sẽ được đảm bảo.

     Hình ảnh thiết kế ban đầu của TP-82.

    Hình ảnh thiết kế ban đầu của TP-82.

    Năm 1981, Alexey Leonov trở thành thiếu tướng lực lượng không quân và là người có quyền lực cao thứ hai trong chương trình không gian của Liên Xô, ông quyết định đưa loại súng đặc biệt kể trên vào bộ đồ dùng sinh tồn Granat-6 và đặt hàng hãng sản xuất vũ khí TSNII TochMash, các chuyên gia lắp ráp khẩu súng này đã đặt tên nó là TP-82. Toàn bộ các chương trình thám hiểm không gian có người lái của Liên Xô lúc đó (Nga sau này) đều được trang bị Granat-6. Số lượng đạn dành cho TP-82 bên trong bộ Granat-6 rất phong phú: 20 viên 40 gauge chia làm 2 loại đã kể trên và 11 viên SP-P 5,45x39cm.

    Năm 1982, tàu vũ trụ Soyuz T-6 đã bay vào vũ trụ cùng với 2 nhà du hành Liên Xô và một nhà du hành Pháp Jean-Loup Chrétien bên trong khoang lái của Soyuz T-6 để sẵn một bộ Granat-6. Đây chính là nhiệm vụ chính thức đầu tiên của TP-82. Nó đánh dấu quãng thời gian phục vụ hơn 20 năm của của TP-82 trong khuôn khổ chương trình không gian của quốc gia này. Danh tiếng của TP-82 là không thể bàn cãi, thậm chí các nhà du hành vũ trụ của NASA và ESA (Cơ quan không gian Châu Âu) cũng phải tham gia huấn luyện một khóa sinh tồn và tập sử dụng TP-82 tại khu vực Hắc Hải và rừng Siberi.

     Các nhà du hành tham gia huấn luyện sinh tồn với TP-82.

    Các nhà du hành tham gia huấn luyện sinh tồn với TP-82.

    Mặc dù được đánh giá là tương đối hiệu quả trong việc bảo đảm việc sinh tồn nhưng kể từ khi hệ thống GPS xuất hiện thì TP-82 dường như không còn bảo đảm được vị trí của mình nữa. Thậm chí, các nhà du hành Nga về sau đã để nghị loại bỏ TP-82 khỏi danh sách vật dụng, tuy nhiên vì lý do không để bất kỳ sự cố nào xảy ra nên TP-82 vẫn tiếp tục có mặt bên trong những chuyến bay vào không gian đến năm 2007. Thời điểm đó, các mẫu đạn sử dụng cho TP-82 chính thức ngừng sản xuất thì khẩu súng đặc biệt này mới nói lời tạm biệt với những chuyến du hành cùng các vì sao của mình.

     

    Súng vũ trụ, TP-82.

    Mặc dù TP-82 đã là quá khứ nhưng những người đứng đầu cơ quan không gian của Nga vẫn không quên việc đảm bảo an toàn cho những phi hành gia của họ bằng việc trang bị những khẩu súng lục hiện đại có sức công phá tốt như MP-443 hoặc Makarov PM.

    Tham khảo Medium

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày