Sinh viên đại học Tomsk (Nga) phát triển xương giả cấy ghép chi phí thấp

    PnM,  

    Không như nhựa hay kim loại, cơ thể con người chúng ta không đào thải các chất này, và vì vậy sau khi cấy, mô cấy sẽ dần dần được thay thế bởi xương, tự tan mà không để lại cặn.

     Sinh viên Nikita Toropkov của đại học tổng hợp Tomsk

    Sinh viên Nikita Toropkov của đại học tổng hợp Tomsk

    Mới đây, một sinh viên đại học Bách khoa Tomsk đã phát triển thành công công nghệ in xương cấy ghép sử dụng các hợp chất calcium phosphate. Trong thông báo được đưa ra trên website của trường, tác giả tuyên bố rằng sản phẩm được in trên máy in 3D có cấu trúc gần giống với xương tự nhiên của con người, và giá thì rẻ hơn nhiều lần so với các sản phẩm nhập khẩu.

    Bộ phận cấy ghép sẽ không bị cơ thể đào thải

    Sinh viên - Nikita Toropkov, tác giả của nghiên cứu, cho biết: “Ban đầu tôi đã cố gắng sử dụng công nghệ thiêu kết bột calcium-phosphate bằng tia laser để tạo ra sản phẩm mẫu nhưng không thu được kết quả. Các liên kết tự bị phân hủy, vì thế tôi quyết định tận dụng lợi thế của kỹ thuật in 3D.”

    Việc tạo ra xương giả cấy ghép được thực hiện bằng cách cho lắng đọng bột calcium và phosphate - những nguyên tố chính tạo nên các mô xương tự nhiên. Không như nhựa hay kim loại, cơ thể con người chúng ta không đào thải các chất này, và vì vậy sau khi cấy, mô cấy sẽ dần dần được thay thế bởi xương, tự tan mà không để lại cặn.

    Dự án hiện đang trong giai đoạn nghiên cứu và thử nghiệm y học. Vật liệu sử dụng đã được khẳng định là không độc hại, và sẽ sớm được thử nghiệm trên động vật.

    Lợi ích lớn, nhưng sẽ không sớm được triển khai

     Công trình của Nikita Toropkov được giải thưởng trong cuộc thi kỹ thuật và công nghệ nano quy mô toàn nước Nga dành cho sinh viên

    Công trình của Nikita Toropkov được giải thưởng trong cuộc thi kỹ thuật và công nghệ nano quy mô toàn nước Nga dành cho sinh viên

    Các chuyên gia kinh tế của "Rosnano" đã giúp Toropkov tính toán tính khả thi kinh tế của dự án. Theo họ, phải sau khoảng 3 năm nữa dự án mới có thể đi vào sản xuất hàng loạt các mô xương calcium phosphate cấy ghép.

    Toropka cũng chia sẻ, công nghệ vật liệu calcium phosphate tái sinh dùng cho y học hiện tại ở Nga vẫn chưa có. Ở một số nước có công nghệ phát triển như Nhật Bản, Mỹ và châu Âu các nhà khoa học cũng đang tích cực nghiên cứu để phát triển các công nghệ tương tự như vậy.

    Tuy nhiên, nếu một mô cấy thành phẩm của nước ngoài sẽ có giá khoảng 200 nghìn rúp (khoảng 65 triệu VND) thì giá sản phẩm do Nga chế tạo chỉ cỡ 50 nghìn rúp (hơn 16 triệu VND).

     

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ