Sự thật khó tin về kích thước "quả bóng" của loài khỉ rú

    Phuonlinn,  

    Thật khó có thể tin kích thước tinh hoàn của khỉ rú lại có thể nhận biết qua tiếng kêu của chúng? Thật sự chúng có mối liên quan gì với nhau?

    Trong thế giới động vật, khỉ không chỉ là loại giỏi kêu gào, thông thường chỉ biết phát ra tiếng kêu có âm điệu hơi cao một chút. Song có một loài khỉ sống ở rừng nhiệt đới châu mĩ, tiếng kêu nghe to như sấm, ở cách xa 4000- 5000m cũng có thể nghe thấy rõ. Sở dĩ khỉ rú có tiếng rú như sấm bởi trong cổ họng có một khí quan đặc biệt- hộp cộng hưởng âm thanh. Khi khỉ rú co các cơ phần ngực, nén khí, qua cửa bên trên của hộp cộng hưởng từ cổ họng khuyếch đại và phát ra tiếng rú.

    Ban đầu chúng phát ra những tiếng gào rống rứt quãng, sau đó thì thành tiếng rú dài như tiếng sấm rền vang. Tuy nhiên theo một nghiên cứu gần đây của Sinh học ngày nay, thanh quản của khỉ rú càng nở rộng thì khả năng sinh sản của loài này càng thấp.

    Loài khỉ rú có tiếng kêu rất chói tai.
    Loài khỉ rú có tiếng kêu rất chói tai.

    Một nhóm các nhà khoa học hàng đầu đến từ đại học Nhân Chủng Utah Lesile Knapp đã làm một thí nghiệm so sánh giữa kích thước trung bình của bộ phận khuếch âm, hay còn được gọi là xương móng hyoid, với kích thước tinh hoàn của các con khỉ đực được chọn ngẫu nhiên từ chín trong số mười hai loài khỉ rú và đưa ra kết luận rằng: những con khỉ có xương móng hyoid càng lớn thì tinh hoàn càng nhỏ và ngược lại.

    Có một điều đặc biệt thú vị là kích thước tinh hoàn của khỉ đực còn bị chi phối bởi số lượng khỉ đực trong một đàn. Nếu trong đàn số lượng khỉ đực càng đông thì tinh hoàn càng lớn, ngược lại, nếu đàn khỉ đó chỉ có một con khỉ đực đầu đàn thì tinh hoàn có xu hướng nhỏ hơn. Knapp cho rằng, tần suất giao phối giữa khỉ đực và cái ảnh hưởng đến cả hai đặc điểm: xương hyoid và tinh hoàn.

    Nếu số lượng khỉ cái vượt trội hơn so với số khỉ đực, khỉ cái có thể giao phối với các con đực không cùng đàn. Ở những loài cho phép giao phối tự do, thì việc sở hữu tinh hoàn lớn mang ý nghĩa quyết định trong việc duy trì nói giống. Những con đực khỏe mạnh với tinh hoàn lớn hơn có khả năng bơm ra nhiều tinh trùng hơn và cơ hội những chú khỉ con được sinh ra càng lớn hơn nhiều so với những người anh em yếu đuối.

    Ở một số loài khác, chúng duy trì đàn theo hình thức "nhiều vợ một chồng". Một con khỉ đực sẽ cai quản cả đàn gồm nhiều khỉ cái và giữ không để các con khỉ đực khác có cơ hội lại gần. Khi đó tinh hoàn của của khỉ đực không cần phát triển một cách quá độ để cạnh tranh cơ hội sinh sản với các con khỉ đực khác.

    Vây thì câu hỏi được đặt ra là: có mối liên quan nào giữa kích thước tinh hoàn và khả năng phát ra âm thanh của khỉ rú? Để trả lời cho câu hỏi này Knapp và đồng nghiệp của cô ấy vẫn tiếp tục tiến hành các cuộc thí nghiệm trên khỉ rú để đưa ra câu trả lời chính xác nhất cho nguyên nhân gây ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của khỉ đực. Cô cho biết thêm: "Chúng tôi sẽ cố gắng tìm hiểu một con khỉ có khả năng phát ra âm thanh lớn nhất có cơ hội để giao phối với nhiều khỉ cái nhất không?"

     

    Chúng thể hiện sức mạnh của mình qua tiếng kêu.

    Câu trả lời vẫn còn nằm ở tương lai, Knapp và cộng sự vẫn đang tiếp tục tiến hành công việc để đưa đến cho chúng ta câu trả lời sớm nhất.

    Tham khảo Gizmodo

     

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ