Thay vì đánh xuống đất, sét có thể đánh ngược lên trời

    Nova,  

    Những tia sét phóng ngược lên trên thường xuất hiện tại những công trình cao tầng và một tia sét phóng ngược như vậy có thể đạt đến độ cao 90.000m.

    Sét luôn xuất hiện từ trên bầu trời, đó là điều ai cũng biết. Mặc dù vậy, hiện tượng tự nhiên đặc biệt này có thể xuất hiện theo cách không ai ngờ tới: tia sét phóng ra từ phía các tòa nhà cao tầng lên bầu trời. Thật vậy, theo một báo cáo của tạp chí Vật lý khí quyển và tương tác Mặt Trời - Trái Đất, hiện tượng phóng sét kỳ lạ như vậy đã khiến công việc nghiên cứu sét trở nên thú vị và khó khăn hơn bao giờ hết.

    Khi phóng điện trong khí quyển tia sét có thể di chuyển với tốc độ 36.000 km/h vì sét là sự di chuyển của các ion nhưng hình ảnh của sét là do dòng plasma phát sáng tạo ra nên có thể thấy nó trước khi nghe tiếng động vì tiếng động chỉ di chuyển với tốc độ 1.230 km/h trong điều kiện bình thường của không khí còn ánh sáng đi được 299.792 km/s. Sét đạt tới nhiệt độ 30.000 độ C, gấp 20 lần nhiệt độ cần thiết để biến cát silica thành thủy tinh (chỉ cần 1330 độ C để làm nóng chảy SiO2), những viên đá được tạo ra bởi sét đánh vào cát gọi là fulgurite (thường nó có dạng hình ống do sét di chuyển vào lòng đất).

    Những tia sét phóng ngược lên trên thường xuất hiện tại những công trình cao tầng và một tia sét phóng ngược như vậy có thể đạt đến độ cao 90.000m. Thông thường, những tia sét đánh từ những đám mấy xuống mặt đất là hiện tượng trao đổi elctron giữa các đám mây tích điện và mặt đất. Nó được tạo ra bởi các luồng electron di chuyển xuống mặt đất từ trong các đám mây. Trong khi đó, hiện tượng sét đánh ngược lên bầu trời được các nhà vật lý đã nhận định rằng hình thành khi các luồng electron bắt đầu di chuyển giữa mặt đất và đám mây phía trên.

    Sét "chổng ngược" lên trời.

    Nó hình thành khi các luồng ion mang điện tích âm của các đám mây bắt đầu di chuyển xuống gần sát mặt đất thì các ion mang điện tích dương bên dưới bắt đầu tập hợp lại các chỗ nào đó cao, dễ dẫn điện và phóng lên trên để nối vào luồng ion âm đang di chuyển xuống dưới chính nó quyết định tia sét sẽ đánh vào đâu khi sét đánh xuống đất. Thường thì loại sét này xuất hiện khá mờ nhạt và rất nhanh nhưng rất nhiều, đôi khi các điện tích dương này sẽ tự phóng lên đám mây mang điện tích âm phía trên nếu chúng đủ mạnh và sẽ tạo thành sét mà không cần luồng ion âm di chuyển xuống gần mặt đất.

    Vấn đề được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm là hiện tượng sét phóng lên trời là tự phát hay là hệ quả của việc sét phóng xuống đất trước đó. Mặc dù đã được phát hiện lần đầu tiên từ những năm 1930, nhưng do sự gia tăng đột biến về số lượng các turbine gió hiện nay đã khiến Aleksandr Smorgonskiy, nghiên cứu sinh đang thực hiện chương trình bảo vệ luận án tiến sỹ của mình thuộc Viện công nghệ Liên bang Thụy Sỹ, thu thập tài liệu thống kê trong vòng 15 năm về hiện tượng phóng sét từ những cột turbine gió tại vùng núi của Châu Âu. Anh đã ngạc nhiên khi phát hiện số lần sét phóng từ dưới lên trên nhiều gấp 100 lần hiện tượng sét đánh thông thường.

    Hơn nữa, Aleksandr còn đối chiếu với dữ liệu của hệ thống cảnh báo sét Châu Âu (EUCLID) và xác nhận rằng có đến 80% số lần sét phóng từ các turbine lên trời là tự phát. Lý giải cho sự khác biệt này, Aleksandr Smorgonskiy nhận định rằng nhiệt độ không khí là yếu tố ảnh hưởng chính đến cách thức sét đánh như thế nào. Cụ thể, vào mùa hè thì hiện tượng sét phóng lên trời tự phát xuất hiện nhiều hơn so vói mùa đông và ngược lại. Tuy nhiên, nguyên nhân chính thức cho hiện tượng này hiện vẫn còn đang bí ẩn.

    Tham khảo Iflscience

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày