Thụy Điển "đoạn tuyệt hoàn toàn" với nhiên liệu hóa thạch

    Nova,  

    Trước đó, Thụy Điển từng thông báo việc sẽ biến thủ đô cửa nước này, Stockholm, trờ thành một thành phố nói "không" với nhiên liệu hóa thạch vào năm 2050.

    Chính phủ Thụy Điển đã công bố việc họ đầu tư thêm 546 triệu USD vào cho công tác sử dụng năng lượng tái tạo và chống biến đổi khí hậu trong ngân sách năm 2016 của mình, với mục tiêu trở thành một trong những quốc gia đầu tiên trên thế giới để chấm dứt sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch. Trước đó, Thụy Điển từng thông báo việc sẽ biến thủ đô cửa nước này, Stockholm, trờ thành một thành phố nói "không" với nhiên liệu hóa thạch vào năm 2050.

    Lúc đầu, ý tưởng này có vẻ giống như một nhiệm vụ tương đối khó khăn, nhưng đất nước Bắc Âu đã đạt tới con số hơn 2/3 sản lượng điện quốc gia được xuất phát từ các nguồn năng lượng nhiên liệu phi hóa thạch - chủ yếu thủy điện và điện hạt nhân - và Thụy Điển sẽ được tập trung vào việc khai thác tốt hơn tiềm năng về năng lượng gió và năng lượng Mặt Trời của mình. Phần lớn sự gia tăng ngân sách lần này sẽ được bổ sung từ nguồn thuế đánh vào xăng và nhiên liệu diesel.

    Trả lời báo chí, thủ tướng Stefan Löfven cho biết: "Thụy Điển sẽ trở thành một trong những nước ngừng sử dụng nhiên liệu hóa thạch đầu tiên trên thế giới. Khi các tiểu chuẩn chung của Châu Âu tỏ ra không phù hợp, Thụy Điển sẽ trở thành người tiên phong mở đường hướng tới một cuộc sống tốt đẹp hơn cho các thế hệ tương lai". Ngoài ra, ông Löfven cũng nói rằng động thái này được thực hiện sau khi Thụy Điển trải qua đợt nóng cực kỳ khủng khiếp vào mùa hè năm ngoái khi một trong những trận cháy rừng tồi tệ nhất trong lịch sử của đất nước đã diễn ra. Chính phủ Thụy Điện đã cam kết sẽ hành động để bảo vệ công dân của mình khỏi những tác động của biến đổi khí hậu trong tương lai.

    Một trong những điểm ấn tượng nhất của lần bổ sung ngân sách là việc phát triển công nghệ năng lượng mặt trời đã được rót thêm gần 60 triệu USD trong giai đoạn 2017-2019, tăng gấp tám lần so với nguồn ngân sách hiện tại. Bên cạnh đó, chính phủ Thụy Điển cũng nói rõ ngân sách sẽ được chi tiêu vào những đối tượng sau:

    Lưới điện thông minh.

    Công nghệ dự trữ năng lượng tái tạo.

    Một số lượng lớn xe buýt điện.

    Hỗ trợ thuế đối với các mẫu xe thân thiện với môi trường.

    Các chiến lược đối phó với biến đổi khí hậu.

    Cải tạo các tòa nhà dân cư để chúng tiêu thụ năng lượng hiệu quả hơn.

    Đây được đánh giá là một bước đi tiền đề cho hội nghị biến đổi khí hậu 2015 của Liên hợp quốc sẽ được tổ chức vào cuối tháng 11 tới tại Paris. Ông Johan Rockström, cố vấn chính phủ Thụy Điển, cho biết: "Năm 2015 là thời điểm để chúng tôi tận dụng cơ hội triển khai cuộc đối thoại với tất cả các nước trên thế giới, với mong muốn hướng tới một tương lai mới cho toàn nhân loại. Chúng ta có thể thành công trong việc tạo ra một cuộc cách mạng xanh thực sự nếu dần dần tránh xa khỏi nguồn nhiên liệu hóa thạch vốn đã được chỉ rõ là nguyên nhân thay đổi khí hậu trong nhiều năm qua."

    Trước đó, Thụy Điển đã có một hồ sơ ấn tượng trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu. Chính phủ nước này cũng đã thông báo rằng một số nhà máy điện hạt nhân kiểu cũ sẽ được xem xét để đóng cửa sớm và chỉ trong tháng trước Thụy Điển đã xây dựng thành công một nhà máy điện gió với công suốt 144 MW tại Sidensjö. Bên cạnh đất nước Bắc Âu, nhiều chính phủ trên toàn thế giới đã nhận thấy được tầm quan trọng của năng lượng tái tạo. Ví dụ, Hawaii đã công bố kế hoạch của mình để trở thành bang đầu tiên của Hoa Kỳ sử dụng 100% nguồn điện từ năng lượng tái tạo, một thành phố ở Texas cũng thực hiện chuyển đổi từ nhiên liệu hóa thạch qua dạng năng lượng tái tạo.

    Nếu Thụy Điển đã thành công trong việc phát triển công nghệ dự trữ năng lượng mới như họ đã cam kết trong việc bổ sung ngân sách mới của mình thì họ có thể mở ra một cuộc đua mới với vị thế của người dẫn đường - cuộc đua năng lượng xanh.

    Tham khảo ScienceAlert

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ