Trải qua năm nóng nhất lịch sử, nước biển dâng cao đến mức vô cùng nguy hiểm

    Thiên Long,  

    Tình trạng biến đổi khí hậu đang ngày càng nghiêm trọng hơn, mực nước biển cũng không ngừng tăng lên do sự ấm lên của các đại dương và có lẽ câu chuyện này đã sớm trở nên tồi tệ hơn vào thời điểm hiện tại.

    Theo các phát hiện mới nhất từ báo cáo Khí hậu thường niên được đăng tải trên Bảng thông báo của Hiệp hội Khí tượng Mỹ, mực nước biển, lượng khí thải nhà kính gia tăng và tình trạng nóng lên của bề mặt Trái Đất và lớp nước trên cùng của các đại dương đều đã đạt tới mức cao kỷ lục trong năm 2014 vừa qua.

    Hệ lụy kéo theo là rất nhiều các sông băng hình thành, những khối băng vĩnh cửu ở hai cực cũng không ngừng tan chảy qua từng năm.

    Các kết quả thu thập được ở trên dựa vào công công trình nghiên cứu của 413 nhà khoa học độc lập đến từ 58 quốc gia trên thế giới.

    Sự đa dạng ở các chỉ số trong các báo cáo cho thấy khí hậu đang có sự thay đổi một cách bất thường, nó không còn bó hẹp trong chỉ tiêu nhiệt độ nữa mà còn bao gồm cả khoảng không từ đáy biển tới bên ngoài bầu khí quyển.

    Đáng lo ngại hơn, các báo cáo đang chỉ ra một thực tế rằng, ngay cả khi mức độ khí thải nhà kính được cắt giảm ngay lập tức thì sự ấm lên của các đại dương vẫn sẽ tiếp tục gia tăng trong nhiều thế kỷ, thậm chí là nhiều thiên niên kỷ tới.

    Nhiệt độ bề mặt Trái Đất đang gia tăng kỷ lục

    Theo số liệu được các nhà khoa học công bố, nhiệt đồ bề mặt tại các vùng đất trên thế giới trong năm 2014 đo được đã chạm mức nóng nhất lịch sử, kể từ khi tiến hành thu thập dữ liệu từ năm 1880.

    Nhiệt độ trung bình hàng năm trong năm ngoái cao hơn 0,37 - 0,44 độ C so với mức trung bình trong khoảng thời gian từ năm 1981 - 2010 và cao hơn 0,88 độ C so với năm đầu tiên ghi nhận số liệu - năm 1880.

    Có hơn 20 quốc gia tại Châu Âu thiết lập mức nhiệt độ kỷ lục mới và Châu Phi tiếp tục là lục địa phải hứng chịu những trận nóng kỷ lục do mức nhiệt độ trung bình gia tăng. Chỉ có một số ít vùng đất ghi nhận nhiệt độ giảm đi là phía Đông nước Mỹ, vùng trung và nam Canada và một phần Trung Á.

    Nhiệt độ bề mặt nước biển gia tăng đáng lo ngại

    Nhiệt độ bề mặt nước biển đã gia tăng tới mức kỷ lục trong năm 2014. Đại dương đóng một vai trò quan trọng trong việc điều tiết khí hậu, Chẳng phải ngẫu nhiên, đại dương được các nhà khoa học gọi là một hệ thống điều hòa khí hậu khổng lồ. Đây là nơi lưu trữ và giải phóng nhiệt độ rất quan trọng, góp phần ổn định khí hậu cho cả hành tinh.

    Tuy nhiên, khi nhiệt độ lớp nước bề mặt đại dương dang dần gia tăng, không thể kiểm soát, nó cũng làm cho nhiệt độ trung bình của khí hậu toàn cầu cũng không ngừng tăng theo. Chưa kể, nhiệt độ nước biển gia tăng sẽ gây ra nguy cơ vô cùng lớn đối với lớp băng vĩnh cữu ở hai cực của Trái Đất, nơi dự trữ nguồn nước ngọt khổng lồ cho nhân loại.

    Nếu như những khối băng khổng lồ này tan hết, nguy cơ về một trận đại hồng thủy kéo theo đó là khả năng xóa sổ hoặc làm ảnh hưởng tới rất nhiều các quốc gia ven biển, trong đó có Việt Nam là điều có thể xảy ra.

    Báo cáo mới cũng đưa ra lời cảnh báo sâu sắc tới rất nhiều giới lãnh đạo quốc gia về nguy cơ con người không thể ngăn cản được quá trình nóng lên của nước biển do tình trạng biến đổi đã gần chạm ngưỡng cực kỳ nguy hiểm.

    Lượng khí thải nhà kính chạm ngưỡng nguy hiểm

    Trong năm 2014, lượng khí thải nhà kính bao gồm CO2, khí Mê-tan và NO2 đã nhanh chóng vượt mức kỷ lục khi nồng độ CO2 trong bầu khí quyển đo được đã đạt tới 397,2 phần triệu (ppm), tăng từ mức 354 ppm vào năm 1990.

    Lượng khí thải gia tăng này được các nhà khoa học ghi nhận chủ yếu do lượng phát thải khí nhà kinh đã tăng gấp 4 lần hoạt động sống của con người trong hơn 2 thập kỷ qua.

    Mực nước biển cao nhất trong lịch sử

    Mực nước biển toàn cầu hiện nay đang đạt mức 6,7 cm, trên mức trung bình năm 1993, năm được coi là có mực nước biển cao kỷ lục. Tuy nhiên thì mực nước biển gia tăng ở thời điểm hiện tại mới chưa đủ để nhấn chìm hầu hết các quốc gia mà chỉ làm ảnh hưởng tới một số quốc gia có địa hình thấp hơn hoặc nằm trên các quần đảo như Hà Lan, Băngladesh, Fiji, Philippines,...

    Hiện nay, mực nước biển đang dâng lên với tốc độ trung bình 1,8 mm/năm trong một thế kỷ qua. Nếu như con người không sớm có những biện pháp hạn chế triệt để tình trạng này, nguy cơ về việc nhiều quốc gia biến mất và chìm sâu trong nước biển sẽ không còn là điều phải bàn cãi.

    Tham khảo IFLScience

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ