Tử địa phóng xạ Chernobyl đã thực sự hồi sinh

    zknight,  

    Thế giới động vật hoang dã có thể phát triển trở lại nếu chúng ta cho chúng một cơ hội, đó là bài học ở Chernobyl.

    Chernobyl, nơi xảy ra thảm họa hạt nhân tồi tệ nhất trong lịch sử loài người đang trở thành thiên đường cho động vật hoang dã. Sự đa dạng và phong phú của các loài động vật xung quanh khu vực như hươu, nai và heo rừng trùng khớp với dự trữ thiên nhiên của Chernobyl, trong khi đó, loài sói được đánh giá là nhiều hơn mức thông thường đến 7 lần.

    Thiên nhiên hoang dã hồi sinh mạnh mẽ xung quanh Chernobyl
    Thiên nhiên hoang dã hồi sinh mạnh mẽ xung quanh Chernobyl

    Trở lại những năm 1986, khi lò phản ứng tại Chernobyl phát nổ, 116.000 người đã rời khỏi thành phố vì lo ngại bụi phóng xạ của nó. 220.000 người khác sơ tán và tái định cư để lại một khu vực bỏ hoang rộng tới 4.200 km2 chia đều giữa Belarus và Ukraine.

    Nói về sự phong phú của động vật hoang dã xung quanh Chernobyl, Jim Smith đến từ Đại học Portsmouth, Anh nhận định “Mặc cho có những tác động tiêu cực từ phóng xạ, chúng rất nhỏ bé so với những tác động của con người”. Có một thông điệp rất rõ ràng ở đây “Những gì loài người đang làm hàng ngày, chẳng hạn như chiếm diện tích, lâm nghiệp, săn bắn và cả nông nghiệp đều gây thiệt hại cho môi trường”.

    Những phát hiện tại Chernobyl là bằng chứng nổi bật của việc thiên nhiên có thể phát triển mạnh nếu con người để mọi thứ yên ổn”, Bill Laurance đến từ Đại học James Cook, Cairns, Australia nói. “Điều này nhấn mạnh tầm quan trọng của những khu vực sống mà không có sự hiện diện của con người trên hành tinh này”.

    Trong khi đó, Lee Hannah tại Tổ chức bảo tồn Quốc tế cho biết Chernobyl là một minh chứng cụ thể cho sự kiên cường của thiên nhiên. “Thiên nhiên hoang dã có thể phát triển trở lại nếu chúng ta cho chúng một cơ hội. Tuy nhiên, chúng ta đều không muốn làm điều đó bằng một thảm họa hạt nhân”.

    Một gia đình nai trong khu vực Chernobyl
    Một gia đình nai trong khu vực Chernobyl

    Nghiên cứu lớn nhất về thiên nhiên hoang dã xung quanh Chernobyl được thực hiện bởi Smith. Ông đã thu thập tất cả các dữ liệu tại Polessye State Radioecological Reserve và nhiều nơi khác tại Belarus.

    Những cuộc điều tra chuyên sâu về hoẵng, nai, hươu, heo rừng và chó sói đã được thực hiện từ năm 2008 đến 2010. Những dấu vết của chúng được đếm lại trên tuyết dọc 35 tuyến đường với chiều dài lên đến 315km. Khảo sát này lớn gấp 20 lần những khảo sát đã từng được thực hiện trước đây tại Chernobyl và được lặp lại nhiều lần mỗi 2 đến 3 năm.

    Các dữ liệu sau đó được đối chiếu với nghiên cứu giữa năm 2005 đến 2010 của bốn khu dự trữ thiên nhiên tương tự tại Belarus không bị ảnh hưởng bởi phóng xạ. Kết quả chỉ ra rằng mật độ các loài động vật tại Chernobyl phù hợp với các điều kiện thiên nhiên thông thường. Thậm chí, có những số liệu còn nhỉnh hơn những khu bảo tồn khác như Bryansky tại Nga.

    Một bầy lợn rừng gần những ngôi nhà hoang
    Một bầy lợn rừng gần những ngôi nhà hoang

    Khi so sánh với các dữ liệu lịch sử 10 năm đầu sau thảm họa, từ năm 1987 đến 1996, Smith tính toán được rằng lượng bức xạ còn lại hiện nay có tác động rất ít đến sự sống của động vật. Ông nói rằng những tác động tồi tệ của phóng xạ chỉ xảy ra trong vòng 1 năm đầu tiên sau thảm họa. Các chất gây hại chủ yếu là iodine-131 và technetium-99. Động vật 4 chân sẽ chết nếu ăn phải cỏ nhiễm iodine, những con chuột sẽ xảy thai nhiều hơn.

    Cho tới năm 1987, nồng độ phóng xạ đã giảm đáng kể. Chúng đủ thấp để không còn gây nguy hiểm tính mạng”, Smith nói. Ngày nay, mức độ phóng xạ ảnh hưởng lên động vật hoang dã xung quanh Chernobyl vào khoảng 1 milligray mỗi ngày. Giảm con số xuống 1 phần 10 chính là lượng phóng xạ của một lần chụp CT ổ bụng.

    Những chú đại bàng non
    Những chú đại bàng non

    Công việc tiếp theo mà Smith muốn thực hiện đó là tìm hiểu xem mức độ phóng xạ còn lại này có khả năng ảnh hưởng như thế nào đến tỷ lệ đột biến của loài cá. Trong khi đó, một nhà nghiên cứu khác, Mike Wood từ Đại học Salford, Anh xác nhận sự trở lại của gấu nâu và bò rừng bizon châu Âu. Anh đã liên tục theo dõi khu vực Chernobyl bằng các camera nghiên cứu.

    Kết quả của tôi đã hỗ trợ cho các giả thiết mà nhiều nhà khoa học khác nghi ngờ, rằng tác động của phóng xạ lên động vật hoang dã quanh Chernobyl là ít hơn nhiều so với tác động của con người”, Wood nói.

    Cuối cùng, Wood còn tiết lộ thêm một điều đáng lưu ý mà anh phát hiện, các loài côn trùng tại Chernobyl dường như thích nghi tốt hơn với phóng xạ, chúng có thể làm hại đến sự phát triển của động vật lớn. Anh nói “Cần có nhiều nghiên cứu hơn nữa để đánh giá xem mức độ của bức xạ ảnh hưởng như thế nào đến côn trùng và động vật có vú”.

    Theo Newscientist

    "Quái vật" cá khổng lồ gần nhà máy điện hạt nhân Fukushima

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ