Ứng dụng "cổ thiên nga" cải tiến công nghệ quay phim bằng drone

    Thiên Long,  

    Dựa trên cơ chế cân bằng giữa cổ và đầu của thiên nga, các nhà khoa học khoa học đang nghiên cứu cách thức chế tạo ra những mẫu drone có khả năng ổn định và cân bằng camera tốt nhất.

    Đối với nhiều cảnh quay trên không nhờ vào cổ của những con thiên nga, nó sẽ giúp mang lại những cảnh quay chân thực nhất nhưng cũng là một yếu tố hàng đầu giết chết nhiều thiên nga.

    Tuy nhiên, các nhà khoa học đang nghiên cứu cách thức vận dụng cơ chế cân bằng của cổ thiên nga để chế tạo ra những mẫu drone hỗ trợ quay phim trên không mượt mà và đẹp mắt hơn.

    Theo nhóm tác giả nghiên cứu đến từ ĐH Stanford, bang California, Mỹ, loài chim cải thiện tầm nhìn của chúng bằng việc cân bằng vị trí tương đối của đầu với không gian xung quanh, trong khi đó cơ thể vẫn buộc phải nâng lên và hạ xuống khi vỗ cánh. Tuy vậy cơ thể của chúng vẫn có thể ổn định nhờ sự chuyển động bù trừ của hệ thống kết nối giữa cổ và đầu.

    Giống như hệ thống giảm xóc trên ô tô giúp giảm tối đa những tác động từ điều kiện bên ngoài lên toàn bộ xe, loài chim đã vận dụng khá tốt cơ chế này để cân bằng cổ và đầu trong khi vẫn sải cánh trên không.

    Các nhà khoa học lưu ý rằng: "Các đốt sống cổ và cơ bắp cần phải phản hồi với các chuyển động mạnh hoặc mềm mại để duy trì một cách thụ động sự ổn định của đầu trong khi đang bay và thậm chí ngay cả khi có những cơn gió mạnh".

    Qua quá trình thử nghiệm sơ bộ trên một nguyên mẫu, các nhà khoa học thấy rằng hệ thống treo giữ máy ảnh thụ động lấy cảm hứng từ loài thiên nga đã bước đầu phát huy tác dụng với những kết quả đầy ấn tượng.

    Đây không phải là lần đầu tiên các sáng chế khoa học được lấy cảm hứng từu các loài động vật. Ví dụ như chân của loài thằn lằn Geckos thường sống ở các vùng ấp áp đã được ứng dụng làm các vật liệu kết dính sử dụng trong không gian. Trong khi đó, loài bọ nước từng là động lực quan trọng thúc đẩy nghiên cứu robot có thể nhảy trên mặt nước.

     

    Cận cảnh quá trình thử nghiệm hệ thống giảm xóc thụ động lấy cảm hứng từ cổ của loài thiên nga.

    Chúng ta hãy cũng chờ xem công nghệ độc đáo mới này sẽ được áp dụng như thế nào trên drone trong thời gian tới.

    Tham khảo DigitalTrend

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày