Vệ tinh của Bộ quốc phòng Mỹ từng bị máy bay F-15 bắn rụng

    Nova,  

    Chuyện thật khó tin về việc vệ tinh làm bia tập bắn cho F-15.

    Các vệ tinh nhân tạo luôn chuyển động với với vận tốc vũ trụ cấp một, tương đương với con số 7,9 km/s và chúng luôn nằm ở độ cao cỡ từu vài trăm đến vài nghìn kilomet so với mực nước biển. Điều này đồng nghĩa với việc không có bất kỳ máy bay nào có thể chạm tới chúng gần chứ đừng nói là bắn hạ, ấy vậy mà một chiếc F-15 của không quân Hoa Kỳ đã làm được điều không tưởng ấy.

    Cuối những năm 1950, sự phát triển mạnh của các vệ tinh nhân tạo phục vụ cho các mục đích quân sự đã đặt ra nhu cầu cho việc phát triển một vũ khí có khả năng diệt vệ tinh khi cần thiết nhằm ngăn chặn, gián đoạn thông tin của đối phương.

    Năm 1979, Không quân Mỹ đã ký hợp đồng với LTV Aerospace để phát triển tên lửa chống vệ tinh mới được chỉ định ASM-135 ASAT. Tên lửa được thiết kế để phóng từ tiêm kích hạng nặng F-15A.

    Hình ảnh F-15A phóng đi tên lửa ASM-135 ASAT.

    Hình ảnh F-15A phóng đi tên lửa ASM-135 ASAT.

    Ngày 13/09/1985, chiếc F-15A mang số hiệu 76-0084 do Thiếu tá Wilbert D. "Doug" Pearson điều khiển đã phóng thành công một tên lửa ASM-135 ASAT cách khoảng 322 km về phía Tây của căn cứ không quân Vandenberg, phá hủy thành công vệ tinh nghiên cứu Măt Trời P87-1 Solwind của Bộ quốc phòng Hoa Kỳ ở độ cao 555 km cách mặt đất.

    Chiếc F-15 bay ở tốc độ Mach 1,22 (khoảng 415 m/s) rồi thực hiện một pha leo lên cao với góc tấn 65 độ, tên lửa ASM-135 được tách khỏi F-15 ở độ cao 11,61 km cách mặt đất, đầu đạn MHV va chạm với vệ tinh ở tốc độ lên đến 24.140 km/h. P87-1 Solwind đã kết thúc quá trình hơn 6 năm hoạt động tính từ ngày 24/2/1979 theo một cách không thể bi thương hơn: Mục tiêu tập bắn cho F-15.

    Tên lửa ASM-135 ASAT tại Bảo tàng Không quân Hoa Kỳ.

    Tên lửa ASM-135 ASAT tại Bảo tàng Không quân Hoa Kỳ.

    ASM-135 là một tên lửa chống vệ tinh nhiên liệu rắn 3 giai đoạn, giai đoạn 1 của tên lửa được sửa đổi từ tên lửa AGM-69, sử dụng động cơ nhiên liệu rắn nén xung LPC-415, Altair 3 được sử dụng làm giai đoạn 2 của tên lửa cùng giai đoạn 3 được phát triển mới. Giai đoạn 3 còn được gọi là MHV - Miniature Homing Vehicle (xe đầu dò thu nhỏ).

    Tên lửa ASM-135 được trang bị hệ thống dẫn hướng kết hợp con quay laser hồi chuyển cùng đầu dò hồng ngoại. Cảm biến hồng ngoại này sử dụng 4 dải ngang và 4 dải dọc được sắp xếp theo kiểu xoắn ốc, nó được làm mát bằng chất lỏng heli được đặt trong một bình chân không.

    Hệ thống dẫn hướng của MHV chỉ theo dõi các mục tiêu trong phạm vi tìm kiếm của cảm biến hồng ngoại mà không xác định độ cao, trạng thái hay phạm vi đến mục tiêu. Một số động cơ nhiên liệu rắn nhỏ được bố trí xung quanh đầu đạn để điều chỉnh quỹ đạo của nó. Đầu đạn sử dụng động năng của vụ va chạm tốc độ cao để tiêu diệt mục tiêu chứ không sử dụng thuốc nổ.

    Tên lửa ASM-135 sau đó đã không được triển khai hoạt động trong Không quân Mỹ, chương trình phát triển dừng lại ở mức độ thử nghiệm công nghệ do sau khi Chiến tranh lạnh kết thúc Liên minh Châu Âu đã đưa ra tuyên bố "Mọi cuộc thử nghiệm vũ khí chống vệ tinh là trái với nỗ lực của quốc tế ngăn chặn một cuộc chạy đua vũ trang ngoài không gian vũ trụ, có thể châm ngòi cho chiến trang thế giới quy mô vũ trụ."

    Tham khảo Wikipedia

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày