Vệ tinh nhân tạo 273 triệu USD của Nhật mất tích rồi trở lại không rõ nguyên do

    Mers,  

    Theo thông tin mới nhất, vệ tinh 273 triệu đô đang bay tự do, người ta nghĩ rằng đã có lỗi kỹ thuật xảy ra nhưng chưa dám chắc.

    Cơ quan Thám hiểm Vũ trụ Nhật Bản JAXA đã mất liên lạc với vệ tinh Hitomi (hoặc tên chính thức ASTRO-H). Trong buổi họp báo, JAXA đã thông báo cho giới báo chí về thông tin hoạt động của vệ tinh.

    Một nhà thiên văn học nghiệp dư đã phát hiện tung tích của vệ tinh thất lạc

    Vào ngày 26 tháng 3 vừa qua, thiết bị vệ tinh đáng nhẽ đã phải khởi động vào 3 giờ 40 phút theo giờ Nhật Bản. Nhưng thay vì nhận được tín hiệu hoạt động, Trung tâm Điều Hành Vũ trụ Hợp tác của Mỹ đã phát hiện 5 mảnh vỡ tại địa điểm ban đầu của vệ tinh Hitomi. Theo các kỹ sư vũ trụ, thiết bị có lẽ đã bị vỡ hoàn toàn và hiện nằm rải rác ngoài vũ trụ hoặc có thể đã thay đổi quỹ đạo của mình vì động tác xoay tròn của chính vệ tinh.

    Nhưng phỏng đoán thứ hai của các kỹ sư đã được chứng minh là đúng khi nhà thiên văn học nghiệp dư Paul Maley đã quay được một clip ghi hình trong đó thiết bị vệ tinh Hitomi đang bay lệch quỹ đạo của mình. Vào ngày 29 tháng 3, ra-đa quan sát đã phát hiện thấy hai vật thể gần quỹ đạo của vệ tinh.

     Một bức ảnh trong clip video quan sát hành trình của chiếc vệ tinh thất lạc của Nhật.

    Một bức ảnh trong clip video quan sát hành trình của chiếc vệ tinh thất lạc của Nhật.

    Vì quỹ đạo của Hitomi tương đối ổn định, việc theo dõi nó khá dễ dàng. Thực ra nếu bầu trời quang mây hơn, tôi sẽ thử quay thêm clip về vệ tinh vào ngay buổi tối hôm này. Cho đến giờ, cứ hơn 10 giây vệ tinh lại nháy sáng một lần. Nhiều lúc những lần phát sáng ngắn này có thể đạt đén cấp độ 3 (chỉ kém ánh sáng phát ra từ sao Bắc Đẩu). Trong video của tôi, các bạn có thể thấy những đợt phát sang nhỏ hơn, nhưng hầu như giữa những nhịp phát sáng lớn, vệ tinh gần như hoàn toàn tàng hình”, Paul Maley, người cung cấp đoạn ghi hình đầu tiên về tung tích của vệ tinh chia sẻ.

    Việc phát sáng theo hình thức nhấp nháy theo nhịp này đã giúp các nhà kỹ sư phần nào đoán được hiện trạng của chiếc vệ tính. Theo họ, vệ tinh đang xoay đều theo hình tròn. Và đây cũng là lý do những đoạn tín hiệu từ trung tâm đến vệ tinh bị ngắt đoạn. Nhà vật lý thiên văn Jonathan McDowell cho biết: "Bình thường chiếc ăng-ten vệ tinh chỉ về phía trái đất một cách tương đối để "nghe" những chỉ dẫn từ trung tâm phát tín hiệu của JAXA, nhưng vì động tác xoay của nó, những tín hiệu này gãy khúc và không được vệ tinh xử lý một cách ổn định".

    Tai nạn của vệ tinh có lẽ không phải là do "ngoại lực" nào tác động vào

    Theo các nhà kỹ sư tại trung tâm điều hành, không hề có dấu vết nào về việc vệ tinh vì một vụ va chạm mà rơi vào trong tình trạng "xoay tít" và chệch hướng bay như được quan sát.

    Nhà thiên văn học McDowell giải thích: "Để chiếc vệ tinh xoay với tốc độ như vậy, tôi nghĩ một sự rò rỉ khí đã xảy ra. Và nguyên nhân ở đây có thể là do động cơ tên lửa của vệ tinh bị tắc hoặc dung dịch heli lỏng của hệ thống làm lạnh đã bất ngờ sôi lên, thoát khí và đẩy chiếc vệ tinh đi một phía và đồng thời làm cho nó xoay tít. Một điều cần lưu ý ở đây là hệ thống làm lạnh vẫn hoạt động hoàn toàn bình thường trong nhiều tuần trước đó nên khả năng động cơ bị tắc là cao hơn cả. Nhưng đây chỉ là một sự ước đoán mà thôi".

    Các nhà khoa học vẫn nuôi hy vọng "giải cứu" chiếc vệ tinh nhân tạo lữu trữ những bí mật của vũ trụ

    Vệ tinh Hitomi (hay ASTRO-H) của Nhật Bản mới cất cánh vào ngày 17 tháng 2 và có nhiệm vụ điều tra quá trình phát triển và cấu trúc tầm rộng của vũ trụ, lưu lượng "vật chất tối” và những tác động vật lý của vật chất gần hố đen và những vùng siêu trọng trường siêu khác.

    Theo cơ quan JAXA, với những trang thiết bị hiện đại của mình chiếc vệ tinh đã thành công khám phá và lưu giữ trong bộ nhớ của nó nhiều thông tin đáng giá cho ngành vũ trụ học thế giới. Và đây cũng là lý do chiếc vệ tinh lại gây ra sự chú ý lớn trong ngành thiên văn học thế giới đến vậy.

    Nhiều nhà thiên văn học nghiệp dư trên toàn thế giới đang cùng háo hức theo dõi hành trình phiêu lưu của chiếc vệ tinh 273 triệu đô bị "thất lạc" của Nhật Bản.

    Tham khảo Inquirer

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày