Vũ khí hóa học – Sức mạnh hủy diệt không thể ngăn chặn

    TVD,  

    Có khả năng gây ra những vụ thảm sát trên diện rộng, vũ khí hóa học khi nằm trong tay các nhóm khủng bố có thể là mối đe dọa lớn.

    Những cuộc tấn công bằng bào tử vi khuẩn bệnh than bên trong các phong thư năm 2001 đã đánh dấu cuộc tấn công khủng bố bằng sinh học đầu tiên tại Mỹ. Bên cạnh thương vong về người do vi khuẩn bệnh than gây ra, nước Mỹ cũng phải chịu nhiều thiệt hại đáng kể khi thư tín bị ngừng chuyển và tiêu tốn tới 1 tỉ USD để làm sạch các bào tử bệnh than.

    Vũ khí hóa học – Sức mạnh hủy diệt không thể ngăn chặn
     

    Minh chứng đó cho thấy những cuộc tấn công sinh học và vũ khí hóa học có sức tàn phá gấp nhiều lần so với súng đạn. Vũ khí hóa học và sinh học có khả năng cướp đi sinh mạng của hàng ngàn người trong một thành phố mà không cần phá hủy nhà cửa, vật chất. Trong bài viết này chúng ta sẽ cùng tìm hiểu cách thức hoạt động của các loại vũ khí hóa học và sinh học, cũng như mối đe dọa thực tế hiện nay từ chiến tranh sinh học.

    Chiến tranh sinh học

    Khi nhắc đến chiến tranh, nhiều người sẽ liên tưởng đến súng đạn, bom mìn, chết chóc và những tòa nhà đổ vỡ, tình trạng hỗn loạn và những thành phố bị phá hủy. Tuy nhiên chiến tranh sinh học lại mang tử thần đến trong yên lặng, không có tiếng nổ của đạn bom mà cũng không có những tòa nhà bị phá hủy.

    Vũ khí hóa học – Sức mạnh hủy diệt không thể ngăn chặn
     

    Vũ khí hóa học lần đầu được sử dụng trong thế chiến thứ nhất, những đám mây hóa chất rải xuống các thành phố gây ra những vụ thảm sát và những ảnh hưởng không thể kiểm soát được. Các quốc giá trên thế giới đã nhận ra rằng vũ khí hóa học đã vượt quá tầm kiểm soát. Sau này, điều ước quốc tế đã cấm sử dụng vũ khí hóa học và sinh học. Bắt đầu từ năm 1925, Nghị định thư về việc cấm sử dụng các loại khí độc, các vũ khí sinh học trong chiến tranh đã được nhiều nước ký kết.

     

    Vũ khí hóa học – Sức mạnh hủy diệt không thể ngăn chặn
     

    Tuy nhiên, những kẻ khủng bố và cả những nhà lãnh đạo của các nước lớn đều không quan tâm đến bản hiệp ước này. Charles Taylor, cựu chủ tịch của Liberia đã gây ra nhiều cuộc thảm sát bằng vũ khí sinh học trong cuộc nội chiến Liberia.

    Vũ khí hóa học – Sức mạnh hủy diệt không thể ngăn chặn
     

    Liên Xô cũ cũng đã ký kết hiệp ước vũ khí sinh học, tuy nhiên ngay sau đó các nhà lãnh đạo đã cho bí mật xây dựng một kho vũ khí sinh học khổng lồ trong thời kỳ chiến tranh lạnh.

    Iraq cũng đã ký kết hiệp ước, nhưng tổng thống Saddam Hussein đã sử dụng khí độc sarin trong cuộc chiến tranh Iran-Iraq, giết chết hàng ngàn người dân thường vô tội.

    Và cũng phải kể đến Bắc Triều Tiên, quốc gia cho đến nay vẫn không kí hiệp ước về vũ khí sinh học. Do đó họ có thể sở hữu bất kỳ loại vũ khí hóa học và sinh học nào, từ khí sarin, vi khuẩn bệnh than và mới đây là nghi ngờ Triều Tiên đang nghiên cứu loại khí độc gây bệnh đậu mùa. Tất cả đều cho thấy những mối đe dọa của vũ khí sinh học vẫn còn rình rập cho đến tận ngày nay.

    Vũ khí sinh học và vũ khí hóa học

    Có thể gây ra những vụ thảm sát không khác gì một quả bom hạt nhân, vũ khí sinh học và vũ khí hóa học là loại vũ khí hủy diệt hàng loạt. Gây ra cuộc tấn công bằng hóa chất và các tác nhân sinh học, có thể dễ dàng giết chết hàng ngàn người.

    Vũ khí hóa học – Sức mạnh hủy diệt không thể ngăn chặn
     

    Vũ khí hóa học là loại vũ khí sử dụng các chất độc hóa học để giết người. Loại vũ khí hóa học đầu tiên sử dụng trong chiến tranh là khí Clo, đốt cháy và phá hủy các tế bào phổi của người hít phải. Trong thế chiến thứ nhất, quân đội Đức đã sử dụng hàng tấn khí Clo để tiêu diệt kẻ thù.

    Vũ khí hóa học – Sức mạnh hủy diệt không thể ngăn chặn
     

    Vũ khí hóa học hiện đại có xu hướng tập trung vào liều lượng nhỏ nhưng vẫn có khả năng gây ra những cuộc thảm sát số lượng lớn. Nhiều loại được điều chế từ các chất hóa học có trong thuốc trừ sâu. Bên cạnh đó các loại vũ khí hóa học không cần tên lửa hoặc đầu đạn để tấn công một thành phố như những gì bạn thấy trên phim ảnh. Một cuộc khủng bố tại Tokyo năm 1995, khí độc sarin đã được phát tàn chỉ bằng một chiếc hộp nhỏ có hẹn giờ, làm hàng ngàn người bị thương và 12 người thiệt mạng.

    Vũ khí hóa học – Sức mạnh hủy diệt không thể ngăn chặn
     

    Vũ khí sinh học sử dụng các loại vi khuẩn và virus thay vì chất độc hóa học. Các loại vi khuẩn và virus gây bệnh sẽ được phát tán qua dạng sương trong không khí hoặc nguồn nước. Do lây lan trong không khí và nguồn nước nên vũ khí sinh học có khả năng gây ảnh hưởng trên diện rộng và trong khoảng thời gian rất ngắn.

    Các loại vũ khí hóa học đầu bảng

    Khí độc Sarin là một loại chất độc thần kinh, khi xâm nhập vào cơ thể nó sẽ tác động đến khả năng truyền tín hiệu của các tế bào thần kinh. Do các tế báo thần kinh không thể truyền tín hiệu điều khiển, các cơ bắt đầu mất kiểm soát và gây ra cái chết ngạt do cơ hoành không hoạt động. Khí Sarin tác động trong khoảng 5 đến 12 tiếng, nếu bạn hít phải 100mg sarin bạn có thể chết chỉ trong vòng 1 phút.

    Vũ khí hóa học – Sức mạnh hủy diệt không thể ngăn chặn
     

    Cyclosarin, cũng giống như Sarin, Cyclosarin là một chất độc thần kinh, nó có tác động tương tự nhưng mức độ ảnh hưởng của nó cao gấp 2 lần khí sarin. Với 35mg khí Cyclosarin cũng đủ để khiển một người trưởng thành chết trong chưa đầy 1 phút. Tổng thống Saddam Hussein đã sử dụng Cyclosarin trong chiến tranh vùng Vịnh.

    Vũ khí hóa học – Sức mạnh hủy diệt không thể ngăn chặn
     

    Soman cũng là một chất độc thần kinh, Soman có tác động nhanh gấp 100 lần khí Sarin. Liên Xô đã từng dự trữ khí Soman trong những năm 1960.

    Vũ khí hóa học – Sức mạnh hủy diệt không thể ngăn chặn
     

    VX là vũ khí hóa học dạng lỏng, độc hơn khí Sarin gấp 10 lần. 10mg VX dính trên da là đủ để giết chết một người. Mỹ đã từng sản xuất loại vũ khí hóa học này trong những năm 1950 và 1960.

    Vũ khí hóa học – Sức mạnh hủy diệt không thể ngăn chặn
     

    Novichoks cũng là một chất độc thần kinh, thường được pha trộn từ nhiều loại hóa chất khác nhau. Từ năm 1980, có 3 loại Novichoks được Liên Xô sản xuất là Novichok-5, Novichok-7 và Novichok-#. Novichok có mức độc hại gấp 10 lần chất độc VX.

    Vũ khí hóa học – Sức mạnh hủy diệt không thể ngăn chặn
     

    Tuy nhiên không phải tất cả các vũ khí hóa học đều là chất độc thần kinh, có nhiều loại gây bỏng da, phá hủy các tế bào phổi khi hít phải và đều có thể giết người. Tuy nhiên chúng ít nguy hiểm hơn những chất độc thần kinh, do đó những vũ khí hóa học đầu bảng luôn là các chất độc thần kinh, chỉ với liều lượng nhỏ chúng gây ra những cuộc thảm sát số lượng lớn chỉ trong thời gian ngắn. Để có thể bảo vệ trước vũ khí hóa học, những người lính phải đeo mặt nạ phòng độc cùng những bộ quần áo đặc biệt che kín hoàn toàn.

    Các loại vũ khí sinh học đầu bảng

    Virus Ebola – Mất khoảng một tuần để phát bệnh và giết chết nạn nhân, nó lây lan nhanh chóng qua tiếp xúc trực tiếp.

    Vũ khí hóa học – Sức mạnh hủy diệt không thể ngăn chặn
     

    Độc tố Botulinum – Vi khuẩn Clostridium Botulinum sản xuất ra độc tố Botulinum, có khả năng gây chết người chỉ với liều lượng cực nhỏ (một phần tỷ của 1 gram). Độc tố gây ức chế sự phát triển các hóa chất trong dây thân kinh, gây tê liệt và các cơn co thắt cơ bắp.

    Vũ khí hóa học – Sức mạnh hủy diệt không thể ngăn chặn
     

    Dịch hạch thể phổi – Do một loại vi khuẩn gây nên, các vi khuẩn này tấn công tế bào phổi và gây ra cái chết trong vòng 3-4 ngày nếu không được điều trị. Dịch hạch thể phổi lây lan nhanh chóng qua đường hô hấp, một đại dịch năm 1922 đã cướp đi sinh mạng của hơn 10 triệu người. Cả Mỹ và Liên Xô đều đã từng nghiên cứu loại vi khuẩn này trong chiến tranh lạnh.

    Vũ khí hóa học – Sức mạnh hủy diệt không thể ngăn chặn
     

    Bệnh than – Do vi khuẩn bệnh than gây nên. Loại vi khuẩn này có khả năng chuyển trạng thái sống thành bào tử khi vật chủ chết, các bào tử tồn tại rất lâu và khi gặp vật chủ mới chúng sẽ sống lại, sinh sôi nảy nở và tạo ra một chất độc có thể gây tử vong.

    Vũ khí hóa học – Sức mạnh hủy diệt không thể ngăn chặn
     

    Bệnh đậu mùa – Là nguyên nhân khiến nhiều người tử vong nhất trong thế kỉ 20, trước khi được kiểm soát bằng tiêm chủng. Các virus bệnh đậu mùa lây lan rất nhanh, 40% số người bị nhiễm có thể chết trong 2 tuần.

    Cách thức tấn công bằng vũ khí sinh học và hóa học

    Có ba cách thức nhanh chóng nhất để lây lan các chất hóa học cũng như các mầm bệnh trên một số lượng lớn dân chúng, đó là: qua không khí, qua nguồn cung cấp nước và nguồn cung cấp thực phẩm. Trong đó, việc lây lan qua không khí là đáng sợ nhất, khó kiểm soát và dễ dàng lây lan trên diện rộng với tốc độ nhanh.

    Vũ khí hóa học – Sức mạnh hủy diệt không thể ngăn chặn
     

    Các nhóm khủng bố hoặc quân đội có thể sử dụng một quả bom, hoặc tên lửa để lan truyền hóa chất và các tác nhân sinh học trên một diện rộng từ một khoảng cách xa. Sử dụng máy bay để rải chất độc là phương thức quen thuộc được áp dụng trong chiến tranh. Đơn giản hơn, trong các phạm vi hẹp và kín như tàu điện ngầm, xe khách thì một quả bom nhỏ hoặc một chiếc hộp có hẹn giờ là quá đủ cho một vụ tấn công bằng vũ khí hóa học.

    Vũ khí hóa học – Sức mạnh hủy diệt không thể ngăn chặn
     

    Để ngăn chặn các cuộc tấn công bằng vũ khí hóa học và sinh học, chính phủ các nước cũng có nhiều biện pháp bảo vệ. Lắp đặt các cảm biến đặc biệt tại các khu vực công công trong các thành phố. Dự trữ một số lượng lớn các vắc-xin để phòng ngừa các căn bệnh lây lan.

    Vũ khí hóa học – Sức mạnh hủy diệt không thể ngăn chặn
     

    Tuy nhiên tất cả những nỗ lực đó vẫn không thể đảm bảo an toàn cho toàn bộ người dân trước mối đe dọa từ vũ khí sinh học và hóa học của bọn khủng bố. Với sức mạnh hủy diệt hàng loạt ghê gớm, vũ khí sinh học và hóa học vẫn là mối lo ngại hàng đầu của các quốc gia hiện nay, bên cạnh vũ khí hạt nhân. Sự ảnh hưởng của nó còn tác động đến cả thế hệ sau này, như những gì mà chất độc màu da cam đã gây ra trên các vùng đất của Việt Nam sau chiến tranh với Mỹ.

    Tham khảo: HowStuffWorks.

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày