Khẩu pháo duy nhất từng được mang lên vũ trụ để gắn vào trạm không gian

    Tân Phan,  

    Khẩu pháo tự động hạng nhẹ R-23 ban đầu được thiết kế cho máy bay thả bom siêu thanh Tu-22, nó được gắn vào đuôi của máy bay để gây bất ngờ cho kẻ địch truy đuổi ở đằng sau.

    Theo luật lệ, không gian ở ngoài Trái Đất là nơi không cho phép sự xuất hiện của vũ khí. Hiệp ước không gian bên ngoài của Liên Hợp Quốc đã nói rằng tất cả các nước không được phép mang vũ khí, thử nghiệm vũ khí và xây pháo đài ở ngoài không gian.

     Trạm không gian do thám quân sự Almaz.

    Trạm không gian do thám quân sự Almaz.

    Trong quá khứ, cả nước Mỹ và Liên bang Xô viết (Liên Xô) đã kí hiệp định trên. Tuy nhiên rất khó để kiểm chứng điều đó vì vũ trụ là một nơi không dễ đến và đi, không phải ai cũng lên đó một cách dễ dàng được. Vì thế hiệp ước của Liên Hợp Quốc đã bị Liên Xô phá lệ trong quá khứ.

     Ụ pháo R-23 ở phía đuôi máy bay thả bom siêu thanh Tu-22.

    Ụ pháo R-23 ở phía đuôi máy bay thả bom siêu thanh Tu-22.

    Khẩu pháo tự động hạng nhẹ R-23 ban đầu được thiết kế cho máy bay thả bom siêu thanh Tu-22, nó được gắn vào đuôi của máy bay để gây bất ngờ cho kẻ địch truy đuổi ở đằng sau. Theo lý thuyết, R-23 có tốc độ bắn cực nhanh, lên đến 2300 viên đạn trong 1 phút. Một phiên bản được chỉnh sửa của khẩu pháo này đã được Liên Xô mang lên trạm không gian do thám quân sự Almaz của mình, với tốc độ bắn cải tiến lên đến 5000 viên đạn một phút, tốc độ đạn khi thoát ra khỏi nòng súng là 690m/giây (thử nghiệm ở Trái Đất).

     Pháo R-23 đã cải tiến.

    Pháo R-23 đã cải tiến.

    Sau khi Liên Xô sụp đổ, một nguồn tin thân cận của nước Nga đã tiết lộ về sự tồn tại của khẩu pháo trên. Sự việc xảy ra vào ngày 24 tháng 1 năm 1975, trên khoang của trạm không gian Salyut-3. Trước đó, phía Liên Xô lo lắng việc bắn một khẩu pháo như thế sẽ làm hư hỏng trạm không gian nên họ sẽ thực hiện điều đó khi nó vẫn còn ở quỹ đạo.

    Vì những hạn chế về mặt vật lí ngoài vũ trụ, các nhà phi hành gia đã phải chật vật xoay trạm không gian nặng 20 tấn để nhắm khẩu pháo về hướng Trái Đất.

     Hình ảnh thật duy nhất về sự tồn tại của khẩu pháo này.​

    Hình ảnh thật duy nhất về sự tồn tại của khẩu pháo này.​

    Những tên lửa đẩy của trạm không gian được khởi động cùng lúc với thời điểm khai hỏa của khẩu pháo để cân bằng độ giật của nó (recoil). Theo các báo cáo, Liên Xô đã bắn tổng cộng 3 viên đạn, tuy nhiên có nhiều nguồn khác cho biết họ đã khai hỏa toàn bộ 20 viên đạn có trong pháo. Tuy nhiên, các viên đạn này đã bị cháy rụi khi đáp xuống tầng khí quyển của Trái Đất.

    Sở dĩ Liên Xô thử nghiệm chương trình này vì họ lo sợ một ngày nào đó các vệ tinh quân sự của mình bị phá hủy ngay ngoài không gian, trong bối cảnh Chiến Tranh Lạnh đang diễn ra. Họ muốn có một hệ thống tự vệ trên các vệ tinh và trạm không gian của mình.

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ