Khi tiến sỹ chế tạo tên lửa làm xoong nấu ăn: hiệu quả hơn nồi thường tới 30%

    Tuấn Hưng,  

    Mẫu thử đầu tiên của ông còn thậm chí còn cho phép tiếp nhận thêm 50% nhiệt lượng của ngọn lửa, tuy nhiên trông nó không đẹp mắt cho lắm nên đã phải cải tiến lại.

    Trong những năm qua, bếp lò đã phát triển một cách hết sức mạnh mẽ. Đã có không ít những dụng cụ nhà bếp và thiết bị nấu nướng thông minh được ra đời, tuy nhiên những chiếc nồi sắt lại không được chú ý nhiều. "Có phát kiến mới gì cho xoong nồi trong những năm gần đây?" Nhà nghiên cứu động lực học của đại học Oxford, tiến sỹ Thomas Povey tự hỏi bản thân mình.

    "Chỉ duy nhất lớp phủ chống dính là hữu dụng." Giờ đây, Povey, với sự giúp đỡ của nhà sản xuất dụng cụ nấu nướng có trụ sở tại Anh là Lakeland, đã thiết kế ra chiếc nồi Flare pot cực tiết kiệm năng lượng khi sử dụng ít hơn 30% lượng ga so với các loại truyền thống.

    Nhà khoa học chuyên ngành tên lửa Povey dành phần lớn thời gian làm việc cho bộ phận thiết kế hệ thống tản nhiệt, làm mát của nhà máy sản xuất động cơ tại châu Âu. Chiếc nồi Flare pot là thành quả làm việc trong những lúc rảnh rỗi của Povey, và ông đã có những bản thảo đầu tiên từ những năm 2000.

    Nghiên cứu ban đầu thực chất là tạo ra một chiếc chảo hoàn hảo, thích hợp cho mọi hoạt động ngoài trời: Vì gió mạnh thổi mất nên khi nấu nướng lúc cắm trại, khoảng 90% số lượng ga bị lãng phí. Mặc dù vậy, trong khoảng thời gian mà Povey đang chuẩn bị tung ra thiết bị nấu nướng đặc biệt này thì hàng tá những bằng sáng chế cho các thiết bị tương tự cũng đồng thời xuất hiện.

    Đáng chú ý nhất trong số đó là Jetboil, hệ thống nấu nướng phục vụ cho mục đích cắm trại do một công ty ở New Hampshire sản xuất. (Povey rất hâm mộ nó và đã mua một chiếc về để sử dụng).

    Vì các sản phẩm kia đã gặt hái được nhiều thành công trên thị trường, Povey đã bỏ rơi dự án của mình. Cho tới vài năm trước, Khi ông chợt nhận ta rằng, sự kết hợp thiết kế hình vây cá vào nồi nấu nướng là hết sức hoàn hảo.

    "Nó là một thử thách nhưng đồng thời cũng vô cùng thú vị," ông nói. "Nó phải thực hiện được đầy đủ các chức năng, ngoại hình và độ bền như một cái nồi truyền thống. Không chỉ vậy, Flare Pot còn phải có giá cả phải chăng để được đón nhận bởi người tiêu dùng."

    Các đường hình vây cá có tác dụng tạo ra những đường đi ở bên ngoài chiếc nồi, cho phép lửa tiếp xúc với bề mặt của nó nhiều hơn, nhờ vậy mà nồi nóng lên nhanh hơn. Các vây này còn được sử dụng trong các lĩnh vực khác để dẫn nhiệt nhanh hơn như động cơ xe máy hay đui bóng đèn LED - và dĩ nhiên Povey cũng tận dụng cấu trúc này khi xây dựng tên lửa.

    "Công việc của tôi liên quan nhiều đến hệ thống làm mát của động cơ tên lửa, tận dụng quá trình trao đổi nhiệt," ông nói. "Ứng dụng của nó trên chiếc nồi trái ngược với tên lửa. Đối với động cơ, chúng tôi phải rất chật vật để đảm bảo các bộ phận không bị quá nhiệt, và thiết bị hoán nhiệt tích hợp bên trong chúng được thiết kế để hấp thụ càng nhiều nhiệt càng tốt. Bằng cách lắp đặt thiết bị này ở bên ngoài chiếc nồi, chúng ta có thể tăng độ tiếp xúc của lửa và chiếc nồi, không những vậy mà còn kiểm soát được sự phân bố của lửa nữa."

    Nói thì nghe có vẻ đơn giản, nhưng chuyển hóa cơ chế hoạt động của động của động cơ tên lửa sang thiết kế dụng cụ nhà bếp cũng mất khá nhiều thời gian để tinh chỉnh sao cho hoàn hảo. Povey và đội ngũ bao gồm những thạc sỹ vật lý của mình tại đại học Oxford đã làm ra rất nhiêu mẫu thử, tất cả đều có khả năng chịu nhiệt cao.

    Không chỉ thỏa mãn yếu tố về hiệu năng, họ cần phải "trình làng" một chiếc nồi có ngoại hình bình thường để thu hút khách hàng. Một trong những mấu nồi đầu tiên của ông đạt được hiệu quả gấp đôi sản phẩm cuối cùng (tiếp nhận tới thêm 50% nhiệt năng của ngọn lửa so với 25% của mẫu hiện tại) tuy nhiên Povey cho rằng nó trông quá kỳ dị. "Tôi gửi nó tới ủy ban cấp phép bằng sáng chế của Lakeland, và họ cảm thấy nó hết sức tuyệt vời, tuy nhiên ngoại hình của nó không được bắt mắt cho lắm."

    Phiên bản cuối cùng của chiếc nồi trông không khác dụng cụ nhà bếp bình thường là bao, và nó sẽ được "lên kệ" vào tháng 8, với giá chỉ 112USD, tương đương 2,46 triệu đồng.

    Theo Wired

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày