Lầu Năm Góc sẽ đầu tư 2 tỷ USD vào trí tuệ nhân tạo

    Tấn Minh,  

    Cơ quan nghiên cứu công nghệ cao của Lầu Năm Góc đã từng đặt nền móng cho Internet, máy bay tàng hình và xe hơi tự lái. Nay, họ sẽ tiếp tục chơi lớn trên lĩnh vực trí tuệ nhân tạo.

    Tại Hội thảo kỷ niệm lần thứ 60 của mình hôm thứ Sáu vừa qua, DARPA (Cơ quan Chỉ đạo các Dự án Nghiên cứu Tiên tiến) đã công bố một khoản đầu tư trị giá 2 tỷ USD nhằm thúc đẩy sự phát triển của lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (AI).

    "Chúng tôi nghĩ đây là thời điểm hợp lý để gieo mầm trên mảnh đất AI" - John Everett, Phó giám đốc Văn phòng Cải cách Thông tin của DARPA cho biết - "Chúng tôi nghĩ chúng tôi có thể tăng tốc quá trình nghiên cứu dài 2 thập kỷ chỉ còn 5 năm mà thôi".

    Trí tuệ nhân tạo - lĩnh vực cho phép máy móc có thể tiến hành các tác vụ vốn được thực hiện bởi con người - đang là một chủ đề nóng trong giới công nghệ và kinh doanh. Ví dụ, Google mới đây đã vừa khiến giới quan sát mê mẩn lẫn đặt họ vào tình trạng báo động khi cho thấy một hệ thống AI có thể gọi điện cho một nhà hàng và đặt lịch hẹn với giọng điệu không khác gì con người.

    Những đột phá trong thập kỷ qua đã tạo cảm hứng cho nhiều công ty tuyển dụng những tài năng AI hàng đầu từ các học viện. Máy móc hiện có khả năng nhận diện giọng nói, hiểu hình ảnh, và xử lý từ ngữ chính xác hơn rất nhiều, dẫn đến sự xuất hiện của các sản phẩm như Amazon Alexa, Apple Siri, và các xe hơi tự lái của Waymo.

    Những công ty lớn và sáng tạo nhất nước Mỹ hiện nay dựa vào AI để đón đầu các đối thủ. Xe hơi tự hành của Waymo đã lái hơn 9 triệu dặm trên các con đường của nước Mỹ nhờ vào trí tuệ nhân tạo.

    Chính phủ các quốc gia, như Canada, Trung Quốc, Ấn Độ, và Pháp, cũng đang ưu tiên phát triển AI. Họ xem trí tuệ nhân tạo là yếu tố tối quan trọng để tăng trưởng nền kinh tế trong thế kỷ 21. Đáng chú ý hơn cả, Trung Quốc từng tuyên bố họ muốn trở thành lãnh đạo toàn cầu vào năm 2030.

    Lầu Năm Góc sẽ đầu tư 2 tỷ USD vào trí tuệ nhân tạo - Ảnh 1.

    Khoản đầu tư của DARPA sẽ tập trung vào kiến tạo các hệ thống có ý thức, khả năng nhận thức ngữ cảnh, và tiết kiệm năng lượng. Những cải tiến này có thể giúp chính phủ tự động hóa hoạt động bảo vệ an ninh, tăng cường độ tin cậy cho các hệ thống phần mềm và tạo ra các hệ thống AI có thể giải thích cho chính chúng.

    Nhưng ngành công nghiệp này có một vấn đề lớn. Machine learning dựa vào các thuật toán học hỏi từ các bộ dữ liệu khổng lồ. Một chiếc máy tính sẽ được cho xem hàng triệu hình ảnh của các chú mèo, và dần dần, nó sẽ nhận diện được bức hình nào có mèo trong đó. Nhưng các hệ thống AI này thường đòi hỏi hàng ngàn con chip máy tính xử lý dữ liệu liên tục trong nhiều tuần trước khi chúng học hỏi được thứ gì đó.

    "Machine learning cực kỳ kém hiệu quả" - Everett nói - "Nó có thể làm những thứ tuyệt vời, nhưng những thứ nó không thể làm được cũng cực kỳ hi hữu".

    Ví dụ, để hỗ trợ các robot tiên tiến trong gia đình, chúng ta sẽ cần một đợt bùng nổ trí tuệ nhân tạo tiếp theo. Bạn yêu cầu một con robot "dọn dẹp phòng khách" (pick up the living room), nó sẽ không hiểu câu nói đó là gì - Everett nói. Nó sẽ gặp khó khăn trong việc xác định xem món đồ nào cần được nhặt lên, và món nào không. Đó là vì "pick up" còn có nghĩa là "nhặt lên".

    DARPA muốn xây dựng những phương thức AI tương tự như cách con người học tập. Và đôi lúc, một con người có thể học được thứ gì đó chỉ bằng cách xem qua một ví dụ mà thôi.

    Cơ quan có lẽ sẽ đầu tư thêm nhiều tiền nữa vào phát triển AI, Everettt nói tiếp.

    "Nếu chúng tôi đạt được những kết quả khả quan và chúng quan trọng, và chúng liên quan đến an ninh quốc gia và quân sự, chúng tôi sẽ không ngừng lại" - ông nhấn mạnh.

    Tham khảo: Money CNN

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ