Lính Mỹ được chơi điện tử để thay thế tập luyện, nhiều đến mức có những trò chơi phải xếp xó

    Dink,  

    "Chơi game bắn nhau mà cũng là tập luyện quân sự thì ngày nào tôi cũng tập luyện", một game thủ chia sẻ.

    Quan đội Mỹ đang trong giai đoạn chuyển mình. Không như một thập kỉ trước, ngày nay những người lính không còn những bài tập luyện khắt khe về cách giữ được “sự kiên định” trong chiến đấu, mà tập trung hơn vào mục tiêu của mọi quân đội: cách chiến đấu với một đội quân khác.

    Nhưng tập luyện như vậy rất tốn kém và cần nhiều thời gian lẫn không gian. Ví dụ như việc huấn luyện một xạ thủ cho xe tăng M-1 Abrams sẽ cần rất nhiều khoảng trống, chưa kể tới chi phí đạn. Vì thế, để giảm thiểu chi phí nhưng vẫn có thể luyện tập, theo lý thuyết, Quân đội Mỹ đã áp dụng nhiều game giả lập chiến tranh cho những người lính của mình.

    Vẫn có những vấn đề trong việc áp dụng này. Một vài hệ thống giả lập thực tế ảo của Quân đội đang bị xếp xó, thậm chí một trong số chúng còn tốn kém hơn mà lại ít hiệu quả hơn tập luyện ngoài thực địa. Ở một vài nơi, các anh lính thích chơi game với chuột và bàn phím hơn là chơi trong một phòng thực tế ảo được dựng sẵn.

    Nhưng phải công nhận rằng các trò chơi của quân đội vượt trội hơn những trò mà ta hay chơi. Một xạ thủ của xe tăng M-1 có thể được chơi (tập luyện) trong một bộ mô phỏng đầy đủ to như xe tăng thật, gắn liền với hệ thống máy tính có tên Advanced Gunnery Training System.

    Thay vì ngắm bắn ngoài thực địa, người lính nhìn qua màn hình và sẽ thấy được một trận địa ảo. Với chỉ một nút bấm, nòng súng xe tăng sẽ khai hỏa về phía địch.

    Không chỉ xe tăng, quân đội còn trang bị thêm nhiều hệ thống giả lập cho nhiều loại xe khác nhau nữa.

    Bên cạnh đó có những hệ thống giả lập cho lính bộ binh. Trong một trò chơi có then Engagement Skills Trainer (luyện kĩ năng giao chiến), người lính sẽ nằm và ngắm vũ khí laser tới các mục tiêu khác nhau trên màn hình. Bài tập này sẽ giúp người lính có được kĩ năng ngắm bắn, chọn thời điểm bắn và cách hướng đường đạn.

    Hẳn các bạn cũng đã nghe tới cái tên Arma của hãng game Bohemia Interactive, được cho là game mô phỏng chiến trận thực gần nhất với thực tế. Không phải tự nhiên mà giới game thủ có câu “Trẻ em chơi Call of Duty, thanh niên chơi Battlefield còn người lớn thì chơi Arma”. Quân đội Mỹ cũng có một phiên bản game y như vậy với cái tên Virtual Battlespace.

     Một người lính đang chơi Virtual Battlespace 3 tại Trại huấn luyện Lejeune, Bắc Carolina.

    Một người lính đang chơi Virtual Battlespace 3 tại Trại huấn luyện Lejeune, Bắc Carolina.

    Nhiều người vẫn không khỏi đánh giá rằng những game trên màn hình như vậy thì không phải là tập trận thực sự, nhưng họ không thể phủ nhận rằng Arma và Virtual Battlespace là những game chiến thuật quân sự hàng đầu và tập luyện với nó, bản thân người lính cũng sẽ học được nhiều điều như trên mặt trận tập luyện vậy.

    Cơ quan Giải trình Chính phủ Mỹ (GAO) đang hối thúc Quân đội kết hợp những hình thức game giả lập này vào trong quá trình tập luyện binh lính. Và Quân đội Mỹ của thừa nhận rằng họ rất coi trọng những game này, bởi lẽ chúng là những công cụ tuyệt vời để tập luyện những kĩ năng đã mất của quân lính trong những cuộc chiến gần đây. Trong năm 2015, Quân đội Mỹ đã chi tới 27 triệu USD cho những thiết bị tập luyện giả lập này.

    Hiển nhiên là game rất hữu ích trong việc huấn luyện quân lính trước khi đưa họ ra thực địa. Điều này cũng giống như hệ thống giả lập bay cho các phi công trước khi đưa họ vào một chiếc máy bay thực thụ vậy.

    Nhưng Quân đội Mỹ đã có quá nhiều game, theo như báo cáo của GAO và nhiều trong số đó lại không hiệu quả. Lấy ví dụ về hệ thống Dismounted Soldier Training, những người lính sẽ đứng trên một tấm cao su với một kính giả lập gắn vào mắt, hệ thống cảm ứng gắn với tay và chân. Người lính sẽ tập luyện những bài tập giả lập trong môi trường máy tính ấy.

    Nhưng vấn đề của hệ thống này nằm ở chỗ nó lại làm mất đi giá trị của tập luyện, tỉ lệ sử dụng của nó trong toàn quân đội thấp, theo như báo cáo của GAO chỉ ra. Trong khi đó, hệ thống này lại rất tốn kém, hơn 78% so với môi trường tập luyện thực.

    Bên cạnh đó hệ thống lái xe giả lập cũng không được trọng dụng. Tại sao lại phải tập với xe giả trong khi tập với xe thật dễ dàng và có thể tập được nhiều mục đích hơn? Ví dụ như khi chiếc xe bị hỏng, thì người lính phải thực sự biết sửa xe như thế nào..

    Số liệu thực tế đã cho thấy điều đó, hệ thống Common Driver không được sử dụng một chút nào trong 3 trạm huấn luyện được khảo sát. Binh lính cũng thấy được sự hiệu quả của tập luyện thật trong những bài tập với xe này.

    Chưa kể tới những game giả lập dư thừa. Hệ thống Reconfigurable Vehicle Tactical Trainer đưa người lính vào một chiếc xe Humvee với góc nhìn 360 độ, với mục đích đặt người lính vào trong tình huống đoàn xe bị tấn công. Nhưng mục đích này hoàn toàn có thể đạt được với trò Virtual Battlespace, thậm chí còn tốt hơn bởi lẽ lúc đó bạn cần phối hợp với những người lính khác, việc thêm người chỉ đơn giản là mang thêm máy tính vào chơi thôi.

    Điều này chứng minh một phần rằng cứ không phải một hệ thống thực tế quá lại tốt, như việc gắn chặt một anh lính vào ghế giả lập, yêu cầu họ ngồi ngắm một cái màn hình 360 độ bao quanh mình thì lại không hữu dụng bằng chuột và bàn phím, trong khi mục đích của hai trò chơi giả lập là như nhau.

    Và bạn cũng chẳng cần tới những hệ thống giả lập hào nhoáng của quân đội để biết được cảm giác thực thụ của anh lính như thế nào, bạn chỉ cần chơi Arma là đủ.

    Tham khảo Motherboard

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày