Lo sợ tương lai của "robot sát thủ", Liên hợp quốc thành lập nhóm chuyên gia nghiên cứu và bàn bạc

    Dink,  

    Nhiều quốc gia kêu gọi cấm hoàn toàn hình thức tự động hóa vũ khí hủy diệt này.

    Robot sát thủ chỉ là sản phẩm tưởng tượng”, câu nói đó có lẽ đã không còn thích hợp trong cái thời đại AI tiên tiến này rồi.

    Ngày xưa ta biết tới Decepticon trong Transformer, ta nhớ tới Kẻ hủy diệt – Terminator trong loạt phim cùng tên. Bên cạnh việc chúng đều là những con robot sinh ra để hủy diệt nhân loại, những con robot này còn một điểm chung nữa đó là chúng đều có hình dáng con người, như một cách để hình ảnh robot dễ được khán giả tiếp thu.

    Những con robot sát thủ trong thời đại mới này sẽ không có hình dáng như vậy. Chúng sẽ là hệ thống vũ khí tự động, được biết tới với cái tên Hệ thống Vũ khí chết người Tự động LAWS, có thể được xây dựng dựa trên những hiểu biết sẵn có của chúng ta về vũ khí tấn công cũng như hệ thống trí tuệ nhân tạo. Chúng sẽ là những cỗ máy giết chóc đúng nghĩa, không có hình người hay một khuôn mặt nào đó để cho đối phương cảm thấy dễ gần.

    Nhiều người lo lắng về tương lai không mấy sáng sủa ấy và Chiến dịch Ngăn chặn Robot sát thủ đã có những động thái nhất định. Liên minh phi chính phủ được thành lập từ năm 2012 này đã đưa ra những yêu cầu cần thiết phải có một những hành động cũng như luật pháp pháp chế áp dụng cho các Hệ thống Vũ khí chết người Tự động LAWS. Yêu cầu này đã được đưa ra vào tuần vừa rồi tại Hội nghị Vũ khí tổ chức tại Geneva, Thụy Sĩ.

    Tại thời điểm này, chiến dịch vẫn còn ở giai đoạn đầu, họ vẫn chưa có thể có được một lệnh cấm hoàn toàn vũ trí hủy diệt tự động được. Mong muốn hiện tại của họ là tiến từng bước nhỏ, hướng sự chú ý của cộng đồng thế giới về vũ khí tự động, yêu cầu cần có thêm những giải pháp kiểm soát tình hình.

    Chiến dịch này đã bước đầu thành công tại hội nghị vũ khí nêu trên, có thể ta sẽ sớm có những điều luật quản lý chặt chẽ hơn những hệ thống vũ trang được tự động hóa kia. Dự kiến, Nhóm Chuyên gia của chính phủ đang được triệu tập để chuẩn bị gặp mặt và họp bàn về vấn đề này trong năm tới.

     Northrop Grumman X-47B là một chiếc drone có kích cỡ của một phi cơ chiến đấu, bên cạnh khả năng bay tự động, nó còn có khả năng cất và hạ cánh tự động.

    Northrop Grumman X-47B là một chiếc drone có kích cỡ của một phi cơ chiến đấu, bên cạnh khả năng bay tự động, nó còn có khả năng cất và hạ cánh tự động.

    Theo bà Mary Wareham, luật sư đứng đầu bộ phận Vũ khí và cũng là điều phối viên quốc tế của chiến dịch nêu trên, thì rất nhiều đất nước phát triển sở hữu được công nghệ vũ khí tìm và diệt có khả năng tự phát hiện và tiêu diệt mục tiêu. Khả năng công nghệ của LAWS, cũng như một “khe hở pháp lý” cho phép robot được triệt hạ con người mà không phải chịu trách nhiệm, sẽ để lại những rắc rối không thể tránh khỏi trong tương lai.

    Không rõ ai sẽ đứng ra chịu trách nhiệm khi mà một hệ thống vũ khí tự động như vậy gây ra rắc rối”. chuyên gia pháp lý của chiến dịch, ông Peter Asaro nói. “Để có thể gây ra tội ác thông thường hoặc một tội ác chiến tranh, yếu tố chủ đích phải có trong đó. Robot chưa có được một ý chí để định hướng hành động của mình, vì thế chúng không thể bị kết tội với hành vi của mình được”. Và kể cả khi kết tội, tòa án sẽ yêu cầu ai chịu trách nhiệm đây, khi mà người chế tạo cho nó hoàn toàn có thể đổ lỗi cho hệ thống tự động.

    Bà Wareham cũng đồng ý với những lo ngại trên. “Điều không may là chúng ta hiện đang có những hệ thống tự động hoàn toàn chưa đủ thông minh, trước khi ta đặt ra những luật quốc tế về áp dụng lên những hệ thống robot sát thủ này”. Nếu như bây giờ chúng ta không hành động ngay lập tức, thì tương lai có lẽ ta cũng vẫn sẽ không có những điều luật bó buộc cụ thể này. Chúng ta cần có những luật pháp mới ngay lập tức, bà Wareham kết luận như vậy".

    Sau bốn ngày suy nghĩ cân nhắc thận trọng, bà Wareham và các cộng sự khác của mình đã có được thành công, khi họ có thể có được sự đồng ý của Nhóm chuyên gia Chính phủ GGE, rằng họ sẽ đệ trình vấn đề vốn tồn tại với hệ thống vũ khí tự động LAWS lên Liên hợp quốc.

    Hành động này đã gây ra một sự không nhất quán giữa các quốc gia thuộc tổ chức quốc tế này. Người Nga, vốn trước đây không đồng ý với việc cấm hoàn toàn vũ khí tự động hóa, đã bỏ phiếu chống lại việc thành lập nhóm GGE. May thay, quyết định đồng ý thành lập vẫn được thông qua, mặc dù ta sẽ không có được một bộ luật hoàn chỉnh trong nhiều năm tới.

    Hiện tại, những nước đang phát triển như Mỹ, Đức, … vẫn đang tiến hành nghiên cứu và thử nghiệm vũ khí tự động hóa. Rất có thể, họ sẽ có được những thứ sức mạnh quân sự công nghệ cao này trước khi điều luật quốc tế về kiểm soát vũ khí tự động được thông qua và ban hành.

    Chúng ta đang đứng trước ngưỡng cửa quan trọng, khoảng thời gian hành động đang ngắn lại và chúng ta cần phải hành động ngay lập tức”, bà Wareham nói.

    Một trong những lý do chính khiến cho nhiều nước vẫn đang đầu tư nghiên cứu một thứ vũ khí như vậy là chi phí phát triển các hệ thống vũ khí dựa vào drone – những máy bay cỡ nhỏ được điều khiển từ xa – đều rất thấp so với những lợi ích chúng mang lại. Những thứ vũ khí này có thể được sử dụng vào những nhiệm vụ mà những người lính thông thường từ chối vì một lý do: hành động của vũ khí được tự động hóa sẽ không bị nhân tính ngăn cản.

    Năm 2012, chúng ta có danh sách 6 nước được cho là đang đầu tư rất nhiều vào những thứ vũ khí tự động hóa kia: đó là Mỹ, Anh, Hàn Quốc, Israel, Trung Quốc và Nga”, bà Wareham nói. “Gần đây, chúng tôi được nguồn tin thông báo rằng có ít nhất 10 quốc gia khác đang nghiên cứu loại vũ khí này, mặc dù chúng đều chưa được hoàn toàn tự động hóa”.

    Bà cũng cho rằng chiến dịch này giúp đẩy nhanh quá trình đưa ra điều luật quốc tế vốn rất chậm chạp của Liên hợp quốc, lo sợ rằng các quốc gia sẽ sớm sở hữu những thứ vũ khí tự động hóa hoàn toàn và có thể tránh né được mọi ràng buộc về mặt pháp lý.

    Đã có những bước tiến quan trọng khác nữa, đó là 19 nước đã tỏ ra đồng tình với việc cấm hoàn toàn việc nghiên cứu và sử dụng hệ thống vũ khí LAWS, 78 nước khác đồng ý với việc Liên hợp quốc cần phải sớm có đưa ra hành động của mình về vấn đề này.

    Ngày 28 tháng 7 năm 2015, những nhà khoa học và những kĩ sư nổi tiếng hàng đầu như Stephen Hawking, Elon Musk hay Noam Chomsky đều đã ký vào một bức thư nêu ra những mối nguy mà con người sẽ gặp phải khi sở hữu thứ vũ khí được tự động hóa hoàn toàn.

     Súng phòng không C-RAM của Mỹ là hệ thống phòng không tự động, có thể tiêu diệt đạn pháo, tên lửa và các loại vũ khí đạn đạo khác bay về phía không phận mà nó canh gác.

    Súng phòng không C-RAM của Mỹ là hệ thống phòng không tự động, có thể tiêu diệt đạn pháo, tên lửa và các loại vũ khí đạn đạo khác bay về phía không phận mà nó canh gác.

    Những lá thư như vậy, những chiến dịch liên tục tác động vào Liên hợp quốc như trên cho ta thấy rằng chúng có tầm ảnh hưởng như thế nào tới những quyết định trong tương lai. Trước mắt, ta có được sự đồng ý của Liên hợp quốc rằng họ sẽ thành lập Nhóm chuyên gia Chính phủ đề bàn bạc về những vấn đề trước mắt của vũ khí tự động hóa. Nếu may mắn, năm 2017 sẽ là năm những điều luật này được chính thức thông qua và ký kết bởi các nước thuộc Liên hợp quốc. Đây là sự kiện đáng chú ý và là một dấu mốc đánh dấu sự thành công bước đầu của chiến dịch vận động chống vũ khí tự động hóa.

    Tham khảo Motherboard

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ