Lý do thực sự cho việc Apple và Google muốn bạn cai nghiện smartphone là gì? Hãy nhìn vào dây đai an toàn trên ô tô

    Nguyễn Hải,  

    Việc Apple và Google giúp bạn hạn chế sử dụng smartphone có vẻ như đi ngược lại lợi ích của họ, nhưng nó cũng giống như trang bị thêm một dây đai an toàn để bảo vệ người dùng, qua đó gia tăng doanh số trong dài hạn.

    Tiếp sau Apple, đến lượt Google cũng giới thiệu các tính năng giúp mọi người giảm thời gian sử dụng – hay nói cách khác – cai nghiện các món đồ công nghệ. Tại sao các công ty sản xuất điện thoại lại muốn bạn sử dụng chúng ít hơn?

    Nếu đúng như một số nhà phê bình tuyên bố, công nghệ đang “xâm nhập vào bộ não của bạn” với các sản phẩm “không thể cưỡng lại được”, tại sao các công ty công nghệ này lại đang hành động đi ngược lại lợi ích của riêng họ? Phải chăng những người khổng lồ công nghệ đã thay đổi con tim của mình hay vì sức ép của công chúng mà họ thay đổi cách làm? Thật khó để nói như vậy.

    Lý do thực sự cho việc Apple và Google muốn bạn cai nghiện smartphone là gì? Hãy nhìn vào dây đai an toàn trên ô tô - Ảnh 1.

    Thoạt nhìn, dường như mô hình kinh doanh của các công ty này sẽ được hưởng lợi từ việc người dùng nghiện điện thoại. Bạn càng sử dụng điện thoại nhiều hơn, họ sẽ càng kiếm được nhiều tiền hơn từ ứng dụng bạn mua hay quảng cáo bạn xem.

    Tuy nhiên, việc gây nghiện người dùng cũng sẽ sớm vô tác dụng khi cân nhắc đến các lợi ích trong dài hạn của các công ty này. Apple và Google đang giúp người dùng dễ dàng giảm thời lượng sử dụng smartphone hơn, bởi vì họ có lợi ích cho việc đó. Apple và Google không muốn bạn bị nghiện. Nghiện là một hành vi gây hại có xu hướng ép buộc. Thay vào đó, họ muốn bạn hình thành nên thói quen tốt với thiết bị kỹ thuật số của mình.

    An toàn = doanh số bán hàng

    Hãy nhìn vào trường hợp của chiếc đai an toàn. Năm 1968, chính quyền Liên bang Mỹ bắt buộc dây đai an toàn phải được trang bị trong mọi chiếc ô tô. Tuy nhiên, 19 năm trước khi có bất kỳ quy định nào như vậy, các nhà sản xuất ô tô Mỹ đã bắt đầu trang bị dây đai an toàn như một tính năng phổ biến. Điều luật được đưa ra sau khi các nhà sản xuất ô tô bắt đầu đưa dây đai an toàn vào bởi vì đó là điều người tiêu dùng muốn. Các công ty sản xuất ô tô an toàn hơn đã có doanh số nhiều hơn.

    Lý do thực sự cho việc Apple và Google muốn bạn cai nghiện smartphone là gì? Hãy nhìn vào dây đai an toàn trên ô tô - Ảnh 2.

    Tương tự như vậy, hàng ngàn các ứng dụng bên thứ ba đã mang lại cho những người sở hữu smartphone vô số cách để giảm nhẹ việc sử dụng đồ công nghệ với các công nghệ giúp giám sát thời gian người dùng trực tuyến, tắt truy cập đến một số trang nhất định và giảm sự phân tâm do đồ kỹ thuật số - các công cụ tương tự như những gì Apple và Google giới thiệu gần đây. Chúng cũng như dây đai an toàn dành cho người dùng điện thoại vậy.

    Như họ thường làm với các ứng dụng thành công được xây dựng trên nền tảng của mình, Apple và Google chú ý đến những gì người dùng muốn và quyết định biến những tính năng này thành tiêu chuẩn cho nền tảng của mình – cũng như các nhà sản xuất ô tô đã làm với dây đai an toàn vào những năm 1950.

    Họ còn đi xa hơn những gì các nhà sản xuất ô tô đã làm khi bổ sung các tính năng chỉ có họ mới có thể làm được, như nhóm các thông báo lại để giảm tần suất gián đoạn trong một ngày và có thể làm cho điện thoại của bạn vào chế độ “Shush” (im lặng hoàn toàn) chỉ bằng cách vuốt qua một bên.

    Những con tàu an toàn hơn

    Lý do thực sự cho việc Apple và Google muốn bạn cai nghiện smartphone là gì? Hãy nhìn vào dây đai an toàn trên ô tô - Ảnh 3.

    Lịch sử sáng tạo rải rác những ví dụ công nghệ mới gây ra các tác hại ngoài ý muốn. Cũng như nhà lý luận Paul Virilio từng nói: “Khi bạn phát minh ra con tàu, bạn cũng phát minh ra nạn đắm tàu.” Chính vì các thiết bị hiện đại này có khả năng gây ra các hậu quả tiêu cực đối với người dùng, như việc lạm dụng, các nhà sản xuất thiết bị cũng có lợi ích khi làm sản phẩm của họ ít gây hại hơn.

    Bên cạnh một vài ngoại lệ, thông thường khi một sản phẩm gây hại cho mọi người, người dùng có xu hướng sử dụng ít hơn hoặc tìm kiếm sự thay thế tốt hơn. Việc cạnh tranh tính năng giữa hai đối thủ công nghệ sẽ làm tất cả mọi người đều hưởng lợi. Động thái giúp người dùng tạo ra các thói quen tốt với thiết bị của họ là một ví dụ cho thấy việc cạnh tranh làm sản phẩm trở nên tốt hơn.

    Cho dù chúng được thiết kế để trở nên thân thiện với người dùng và trở thành vật đáng mơ ước, chúng ta không phải là nô lệ của công nghệ và điều đó khiến chúng ta dừng nghĩ rằng mình hoàn toàn bất lực trước công nghệ. Các công ty công nghệ đang từng bước giúp người dùng kiềm chế việc lạm dụng thiết bị. Giờ đây đến lượt người dùng sử dụng những tính năng tiêu chuẩn đó, và làm các thiết bị trở nên thiết thực hơn với cuộc sống hàng ngày.

    Tham khảo Medium

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ