Học Đại Học Online: Tại sao lại không?

    PV, Đại Hùng 

    Từ câu truyện ở Haiti chúng ta có thể thấy được tiềm năng của hình thức giáo dục mới này.

    Tại Việt Nam hay những quốc gia đang phát triển khác, ngưỡng cửa đại học là dấu mốc quan trọng nhất trong cuộc đời mỗi người, bởi tấm bằng cử nhân gần như là sự đảm bảo cho một cuộc sống đầy đủ, hạnh phúc. Nhưng liệu suy nghĩ này có thực sự đúng đắn?
     
    Câu trả lời có thể là “không”. Hãy thử nhìn một chút vào số liệu thực tế: 80% sinh viên tốt nghiệp đều không nhận được công việc phù hợp với chuyên ngành của mình! Sở dĩ như vậy, là do nền giáo dục đại học hiện nay vẫn chưa thể đáp ứng được đúng nhu cầu của nhà tuyển dụng. Với nền giáo dục nặng về lý thuyết như hiện tại, thiếu kiến thức thực hành, thiếu sự cọ xát thực tế là “bệnh thường gặp” của giới sinh viên Việt Nam.
     
     
    Để thay đổi được tình trạng này đòi hỏi sự thay đổi toàn diện của nền giáo dục hiện đại. Đây là quá trình lâu dài và khó khăn, đòi hỏi sự chung sức của tất cả mọi người trong xã hội. Nhưng đó là giải pháp của vài chục năm trước đây. Ngày nay, với sự phát triển như vũ bão của công nghệ, và vai trò của bằng cấp ngày không quá coi nặng như trước thì nền giáo dục trực tuyến đã trở thành cơ hội công bằng cho tất cả mọi người, ở mọi độ tuổi. Với máy tính và Internet, ai cũng có cơ hội được tiếp cận với những nền giáo dục chất lượng cao nhất từ các quốc gia phát triển.
     
     
    Haiti là một ví dụ điển hình cho sự thay đổi này. Sau trân động đất lịch sử tháng 1-2010, hầu hết các cơ sở giáo dục ở quốc gia này đều bị tàn phá nặng nề. Không những vậy, số lượng giảng viên và sinh viên ít ỏi còn lại cũng đã rời bỏ Haiti để tìm kiếm sự thành công ở những quốc gia khác. Như vậy, cơ hội để phục hồi lại nền giáo dục ở Haiti hầu như không tồn tại. Chính trong lúc này, giải pháp đào tạo đại học trực tuyến miễn phí được khởi xướng bởi Shai Reshef, hiệu trưởng đại học Nhân dân (tương đương đại học Quốc Gia) đã góp phần thay đổi không ít số phận tại Haiti.
     
     
    Với phương pháp dạy học trực tuyến linh hoạt về cơ sở vật chất, giáo trình chuẩn bằng tiếng Anh và sự trợ giúp của hơn 2.000 giảng viên là tình nguyện viên từ khắp thế giới, những sinh viên theo học khóa đào tạo này tại đại học Nhân dân của Shai Reshef đều có đủ trình độ để kiếm một công việc ổn định tại Haiti. Không tốn quá nhiều học phí, không bị giới hạn bởi trình độ, tuổi tác, giáo dục trực tuyến thực sự đang chứng tỏ là phương pháp giáo dục toàn diện nhất của tương lai.
     
     
    Ở Việt Nam cũng đã xuất hiện những mô hình giáo dục đại học trực tuyến đầu tiên được thực hiện bởi đại học Bình Dương và trung tâm TOPICA. Ra mắt cách đây không lâu, thật khó để khẳng định liệu đây hai mô hình trên có thể trở thành làn gió mới cho nền giáo dục hiện đại của Việt Nam. Giáo trình có thể tốt, giảng viên có thể có phương pháp sư phạm cao, nhưng còn vấn đề về khả năng tự học của sinh viên – liệu môi trường giáo dục trực tuyến sẽ có đủ khả năng khơi gợi lên sự hưng phấn trong học tập của sinh viên, yếu tố khiến môi trường đại học truyền thống ở Việt Nam (thua kém các trường đại học phương Tây từ trước đến nay)?

    NỔI BẬT TRANG CHỦ