Mark Zuckerberg đang trên đường đi tới Quốc hội, và cái giá mà Facebook phải trả sắp sửa được đưa lên bàn cân

    KON,  

    Facebook hiện đang phải hứng chịu nhiều chỉ trích từ cả hai phía.

    Sau 18 tháng liên tiếp gặp phải các vụ bê bối, và sau khi phải chịu nhiều áp lực phải giải quyết vấn đề bảo mật dữ liệu từ vụ lùm xùm với Cambridge Analytica, Mark Zuckerberg sẽ làm chứng trước Quốc hội lần đầu tiên trong tuần này. Hôm thứ ba, Giám đốc điều hành Facebook sẽ xuất hiện trước một cuộc điều trần chung của Uỷ ban Thương mại và Tư pháp Thượng viện. Ngày hôm sau, anh sẽ phải đối mặt với Ủy ban Năng lượng và Thương mại của Hạ viện.

    Trong lời khai đã chuẩn bị sẵn, Zuckerberg xin lỗi vì đã bỏ qua, không giải quyết các vụ lạm dụng trên nền tảng mạng xã hộ này, bao gồm việc lan tràn tin tức giả mạo, các chiến dịch thông tin sai lệch vào năm 2016, các phát biểu thù địch và các vụ rò rỉ dữ liệu. Anh đã viết trong bản lời khai: "Chúng tôi đã không có tầm nhìn trách nhiệm đủ rộng, và đó là một sai lầm lớn. Đó là lỗi của tôi, và tôi xin lỗi. Tôi đã lập ra Facebook. Tôi điều hành nó, và tôi xin chịu trách nhiệm cho những gì xảy ra tại đó."

    Tuần vừa rồi, anh đã phải liên tiếp gặp mặt giới truyền thông, trong đó, anh đã phải nói chuyện với Erza Klein từ trang Vox.com, có một cuộc hỏi đáp với phóng viên, và phải liên tiếp trả lời phỏng vấn một đối một. Anh cũng đã cử giám đốc Sheryl Sandberg ra mắt trong một loạt các buổi phỏng vấn để xin lỗi vì sự sơ ý của công ty.

    Sau những vụ scandal, Facebook đã bị nhiều nhà phê bình nổi tiếng chỉ trích, trong đó có cả những người đồng lứa với Zuckerberg. Tuần trước, khi Tim Cook được hỏi bởi Karra Swisher từ trang Recode, rằng ông sẽ làm gì khi ông là Zuckerberg, vị CEO của Apple đã trả lời rằng: "Tôi sẽ làm gì ư? Tôi sẽ không bị ở trong hoàn cảnh đó."

     Tôi sẽ làm gì ư? Tôi sẽ không bị ở trong hoàn cảnh đó.

    "Tôi sẽ làm gì ư? Tôi sẽ không bị ở trong hoàn cảnh đó."

    Dựa vào những lời bình luận của các nhà lập pháp trong những ngày trước buổi điều trần, có vẻ như Zuckerberg sẽ phải đối mặt với nhiều câu hỏi khó khăn, và công ty của anh có thể sẽ phải tuân thủ theo nhiều quy định mới.

    Nguyên nhân dẫn đến vụ điều trần hôm thứ ba này là do một cuộc điều tra được công bố vào tháng trước bởi New York Times và Guardian. Các nhà báo đã phát hiện ra một hành vi khai thác dữ liệu chính trị diện rộng của Cambridge Analytica, thu thập và sử dụng thông tin cá nhân của 87 triệu người dùng nhằm mục đích quảng cáo chính trị trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2016. Dữ liệu đến từ một nhà nghiên cứu thuộc đại học Cambridge tên là Aleksandr Kogan, người mà vào năm 2015 đã tạo ra một ứng dụng trắc nghiệm tâm lý với tên gọi "thisisyourdigitallife." Ứng dụng này đã được cài đặt bởi 270.000 người, và đã cho phép Kogan tiếp cận được thông tin của người dùng và cả của bạn của những người đã cài đặt ứng dụng.

    Mặc dù các nhà lập pháp sẽ bắt đầu hỏi về Cambridge Analytica, các giám đốc điều hành mà đã từng phải ra mắt Quốc hội cho biết họ thường nhân dịp này để hỏi về các vấn đề rộng lớn hơn.

    Lời khai của Zuckerberg có thể giúp Facebook giải quyết các vấn đề liên quan đến cách họ bảo mật dữ liệu, nhưng nó cũng tạo điều kiện cho các nhà lập pháp có thể đưa ra nhiều luật lệ mới để điều hành công ty. Cuộc điều tra của Uỷ ban Thương mại Liên bang đang được tiến hành, và nhiều yêu cầu khác dành cho Facebook cũng đang được đưa ra từ phía chính phủ các nước ngoài. Sau nhiều tháng đàm phán, Facebook cho biết vào hôm thứ sáu tuần trước rằng họ sẽ hỗ trợ Đạo luật Quảng cáo trung thực, đạo luật yêu cầu phải giải trình những quảng cáo chính trị trực tuyến, giống như những yêu cầu tương tự cho các phương tiện truyền thông.

    Tuy nhiên, mặc dù các nhà lập pháp ở Mỹ vẫn còn khá chậm rãi, phía châu Âu đã nhanh chóng hành động. Bắt đầu từ tháng tới, Quy chế bảo vệ dữ liệu chung của Châu Âu sẽ đi vào hiệu lực. Đạo luật này được thông qua vào năm 2016, yêu cầu các công ty mà đang thu thập dữ liệu cá nhân của người dân thuộc Liên minh châu Âu phải nhận được sự đồng ý rõ ràng của người đó. Đạo luật này cũng yêu cầu các công ty phải cho phép người sử dụng có quyền thu hồi sự chấp thuận của họ, và có thể yêu cầu thu lại tất cả những dữ liệu mà công ty đã thu thập được từ họ.

    Zuckerberg đã nói rằng sau này, họ cũng sẽ cung cấp cho người dùng một bộ công cụ chung, chứ không thiên vị riêng châu Âu. Tuy nhiên, trong thời gian chờ đợi, họ sẽ cung cấp một bản mẫu cho các nhà lập pháp tại Hoa Kỳ, để khi mà Zuckerberg gặp Quốc hội vào ngày mai, các nhà lập pháp sẽ có thể đưa ra các quyết định sáng suốt và đúng đắn.

    Tham khảo The Verge

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ