Mất bao nhiêu thời gian để sơ tán hành khách khỏi máy bay vừa hạ cánh và sắp phát nổ đến nơi?

    Dink,  

    Tiến bộ của kĩ thuật nói chung và ngành hàng không nói riêng đã khiến máy bay là phương tiện an toàn bậc nhất hiện nay.

    Một chiếc máy bay dân dụng của hãng Emirates đã phải hạ cánh vội (hạ cánh mà không có bánh xe dưới bụng) xuống sân bay Dubai, với động cơ bị nổ và phần trên của chiếc máy bay gần như đã bị lửa thiêu rụi hết. Nhìn xác của nó, người ta sẽ nghĩ đến việc một ai đó đã xé toang nóc của máy bay ra vậy.

    May mắn là con số thương vong là một số không tròn trĩnh: 300 người trên chiếc máy bay đã thoát nạn.Tại sao lại như vậy? Đây không phải là phép màu kì diệu, đây là do “sự màu nhiệm” của thiết kế và nhiều giờ luyện tập.

    Nhân vật chính của vụ tai nạn này là chiếc máy bay Boeing 777-300, chuyến bay số hiệu 521 bay từ Ấn Độ, rất giống với vụ hạ cánh vội vào tháng 7 năm 2013 của một chiếc Boeing 777-200 tại San Francisco. Trong vụ năm 2013, chỉ 3 trong số 291 người tử vong trong khi máy bay lộn nhào xuống đất và bốc cháy, thiêu rụi hoàn toàn chiếc Boeing. Một vụ tai nạn hàng không thảm khốc nhưng tỉ lệ sống sót lại lên tới 99%.

    Đoạn phim tại hiện trường vụ cháy máy bay tại Dubai.
    Đoạn phim tại hiện trường vụ cháy máy bay tại Dubai.

    Toàn bộ hành khách và phi hành đoàn trong vụ tai nạn vào hôm thứ Tư vừa rồi đã sống sót, nhưng đáng buồn là trong công cuộc chữa cháy cũng như xử lý hậu quả, một lính cứu hỏa đã bỏ mạng.

    Theo như thông báo vào thứ Tư, hàng hàng không nói rằng chuyến bay EK521 “đã gặp tai nạn khi hạ cánh tại Sân bay Quốc tế Dubai vào 12:45 giờ địa phương; tất cả hành khách và phi hành đoàn đều được sơ tán an toàn nhờ có sự phản ứng nhanh nhẹn và kịp thời của đội ngũ Emirates và Sân bay Quốc tế Dubai”. Công ty nói rằng nguyên nhân vụ tai nạn máy bay này là do gió tạt tại sân bay quá mạnh.

    Chiếc Boeing được cung cấp sức mạnh nhờ một động cơ Rolls-Royce Trent 800, đang đi từ Sân bay Quốc tế Trivandrum của Thiruvannanthapuram, Ấn Độ. Được đưa về Emirates năm 2003, chiếc máy bay được cầm lái bởi một cơ trưởng và một cơ phó “đã có kinh nghiệm hơn 7.000 giờ bay mỗi người”, theo như hãng hàng không nói.

    Một trong những lý do quan trọng giúp 282 hành khách và 18 người thuộc phi hành đoàn thoát nạn là “sự kì diệu” của việc thiết kế kĩ thuật cũng như sự chuyên nghiệp, được đào tạo bài bản của phi hành đoàn.

    Dưới đây là ba lĩnh vực đã giúp cho tỉ lệ sống sót của chiếc Boeing gặp nạn lên tới 100%:

    Sơ tán

    Máy bay phải được sơ tán trong vòng 90 giây, đó là mục tiêu mà mọi tiếp viên hàng không phải tập luyện thuần thục để đạt được. Khoảng thời gian 90 giây là cơ hội cho hành khách thoát đi trước khi lửa và khói nuốt trọn toàn bộ chiếc máy bay cùng hành khách trong đó.

    Chống lửa

    Thành phần cấu tạo của máy bay không chỉ được thiết kể để chống lửa, chúng còn không tạo ra khí độc khi bị cháy, bởi lẽ trong các vụ cháy thì khói còn nguy hiểm hơn cả lửa.

    Toàn bộ máy bay sản xuất sau năm 1990 bắt buộc phải đạt chuẩn về lượng nhiệt chúng tỏa ra từ vật liệu bị cháy và độ đặc của khói mà đám cháy đó tỏa ra.

    Ghế ngồi của máy bay

    Toàn bộ ghế trên máy bay hiện đại (ví dụ như chiếc 777) được thiết kế để chịu được một lực gấp 16 lần trọng lực Trái Đất. Các kết nối giữa ghế và sàn máy bay cũng được gia cố cẩn thận để ghế khó có thể gãy rời và quăng quật trong buồn hành khách khi xảy ra tai nạn.

    Vụ tai nạn này sẽ được Emirates, Boeing và các nhà điều tra an toàn hàng không tiến hành xem xét cẩm thận để tìm ra nguyên do vụ tai nạn, chu trình này có thể sẽ mất tới vài tháng. Nhưng chúng ta chắc chắn được một điều rằng: ngành hàng không đang an toàn hơn rất nhiều nhờ những bài học quý giá mà ta đã trải nghiệm từ những vụ tai nạn trong quá khứ, những điều ấy sẽ giúp ta có một ngành hàng không thậm chí sẽ an toàn hơn nữa so với hiện tại.

    Tham khảo Bloomberg

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ