Bản đồ cho phép bạn xem tình trạng phá rừng trên thế giới

    MT,  

    (GenK.vn) - Một bản đồ thiết thực của Viện Tài nguyên thế giới dành cho các cơ quan chính phủ, các nhà hoạt động môi trường trong nỗ lực bảo vệ các cánh rừng đang bị phá hủy với tốc độ ngày càng nhanh.

    Tình trạng phá rừng đang là một vấn nạn nhức nhối trên toàn thế giới hiện nay. Và để chung tay trong việc bảo vệ rừng, Viện Tài nguyên thế giới (World Resources Institute) mới đây vừa công bố một dự án bản đồ giúp cho các nhà hoạt động môi trường có thể theo dõi tình trạng của các cánh rừng trên thế giới theo thời gian thực. Các dữ liệu này có thể sẽ giúp nhà hoạt động môi trường lấy cơ sở cho các hoạt động kêu gọi của họ. 

    Viện Tài nguyên thế giới đã lập nên bản đồ tình trạng rừng này (có tên gọi Global Forest Watch) nhờ các dữ liệu từ Google MapsGoogle Earth, cùng các dữ liệu từ cả NASA (ảnh vệ tinh). Trên bản đồ, họ sẽ đánh dấu các khu vực rừng được tái tạo cũng như các khu rừng đang bị phá hoại (phần bị hủy hoại này, tất nhiên, luôn lớn hơn phần tái tạo). Khi xem bản đồ, bạn sẽ thấy có 2 phần được đánh dấu bằng 2 màu khác nhau là xanh và hồng. Màu hồng thể hiện phần diện tích rừng bị phá, còn màu xanh thể hiện phần rừng được khôi phục. Các khu rừng hiện đang được sử dụng và các khu được bảo vệ cũng được đánh dấu trong bản đồ. Hiện bản đồ đã cho phép bất kì ai quan tâm cũng có thể truy cập để theo dõi, miễn là thiết bị của họ có kết nối internet. 

    Khi lần đầu tiên công bố dự án này vào hồi năm ngoái, Viện Tài nguyên thế giới nói rằng nó sẽ là một công cụ quan trọng cho các nhà hoạt động môi trường. Và giờ đây khi bản đồ đã được phát hành, họ hy vọng rằng các chính phủ, cơ quan thực thi pháp luật, nhà bảo vệ môi trường sẽ dùng nó để theo dõi tình trạng rừng ở các khu vực mà các cơ quan, tổ chức này phụ trách, từ đó đưa ra các biện pháp bảo vệ kịp thời thay vì "mất bò mới lo làm chuồng" như trước đây. 

    Cũng theo thống kê trong bản đồ này, Việt Nam đã bị mất 1.228.889 Ha rừng trong thời gian từ năm 2000 đến 2013 và chúng ta chỉ trồng lại được 564.293 Ha (từ 2000 đến 2012). 

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ