Những kẻ phát hành malware sẵn sàng trả tiền nếu Raspberry Pi cài mã độc vào các máy tính siêu nhỏ

    Dee Tee,  

    Hầu hết đó là các adware, dẫn một đường link quảng cáo thông qua biểu tượng trên màn hình.

    Các máy tính siêu nhỏ Raspberry Pi đang ngày một phổ biến, nhờ vào độ tiện dụng mà nó mang lại. Chỉ nhỏ như một chiếc thẻ tín dụng, có thể dễ dàng cho vào túi áo vào di chuyển, Raspberry Pi cho phép cài đặt các phiên bản hệ điều hành mã nguồn mở để phục vụ các tác vụ từ giải trí cho tới lập trình cơ bản. Với những tiềm năng này, sự phát triển của Raspberry là không thể phủ nhận.

     Các sản phẩm Raspberry Pi đơn giản chỉ là 1 bảng mạch cỡ nhỏ.

    Các sản phẩm Raspberry Pi đơn giản chỉ là 1 bảng mạch cỡ nhỏ.

    Không chỉ có vậy, dòng sản phẩm máy tính mini này đang dần lọt vào tầm mắt của những kẻ phát tán malware. Thay vì đánh lừa người dùng click chuột và ngầm cài đặt lên thiết bị của họ, phía phát tán malware thậm chí muốn coi công ty Raspberry Pi như một "đối tác".

    Cụ thể, vừa qua trên trang Twitter của Raspberry Pi, công ty này đã đăng tải ảnh chụp một đoạn email tới từ kẻ phát tán malware. Theo đó, nhân vật này thậm chí còn chỉ cho Raspberry Pi những "lợi ích" mà công ty có thể nhận được nếu đồng ý cài đặt các adware lên thiết bị của họ.

    Raspberry Pi sẽ nhận được tiền nếu đồng ý cài đặt một file .exe lên các máy Raspberry. Điều này nghe khá nực cười vì các máy Raspberry thậm chí còn chẳng chạy được Windows. Người gửi mail mô tả cách hoạt động, file .exe đó sẽ nằm trên màn hình desktop và nếu mở nó, người dùng sẽ được dẫn tới một trang web cài đặt trước.

    Khỏi nói, Quỹ phát triển Raspberry Pi từ chối lời đề nghị này và chia sẻ câu chuyện cho bàn dân thiên hạ biết.

    Đằng sau câu chuyện này, khó có thể biết được công ty nào đã có ý định "hợp tác" với Raspberry Pi trong lĩnh vực quảng cáo, nhưng có vẻ như Raspberry Pi đang được đánh giá là thị trường tiềm năng cho các nhà quảng cáo. Cách thức hoạt động mà người gửi email đưa ra không còn mới trong ngày công nghiệp PC, tuy nhiên hầu hết nó chỉ xuất hiện trên hệ điều hành Windows, trình duyệt web và các extension của nó.

    Cũng không loại bỏ trường hợp đây chỉ là 1 email spam khi mà bản thân kẻ đưa ra đề nghị chẳng phân biệt nổi việc file .exe không thể chạy trên hệ điều hành Linux.

    Tham khảo PCWorld

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ