Windows 10 chạy game còn tốt hơn cả hệ điều hành được thiết kế để chơi game

    Dee Tee,  

    So sánh FPS của các trò chơi trên Windows và SteamOS, người ta dễ dàng nhận thấy khả năng tối ưu phần cứng của hệ điều hành này vẫn còn gặp nhiều vấn đề.

    Kể từ khi Valve công bố hệ điều hành SteamOS của mình cùng với máy chơi game Steam Boxes cách đây 3 năm, người dùng đã đặt không ít kỳ vọng vào một nền tảng chuyên game mới, với nhiều ưu điểm từ môi trường Steam mà Valve cung cấp trong những năm qua.

     Nhiều người hy vọng, SteamOS sẽ sớm trở thành nền tảng phù hợp cho người yêu game sử dụng PC.

    Nhiều người hy vọng, SteamOS sẽ sớm trở thành nền tảng phù hợp cho người yêu game sử dụng PC.

    SteamOS được xây dựng từ mã nguồn Linux, và vì là 1 hệ điều hành mã nguồn mở, nó cho phép người dùng thoải mái tải về và cài đặt lên máy tính cá nhân của họ. Ưu điểm này cũng kích thích các hãng sản xuất đưa ra những mẫu máy chơi game theo nguyên mẫu của Steam Boxes. Một mặt, hồi năm 2012 Valve cho biết hệ điều hành của họ có thể tăng hiệu suất đáng kể của phần cứng, thông qua sự hỗ trợ của Linux OpenGL. Hãng từng trình diễn tựa game Left 4 Dead 2 làm ví dụ minh chứng cho điều đó.

    Nhưng trái ngược với điều đó, một số nhà phát triển game cho biết trình điều khiển của Linux và công cụ OpenGL sẽ khiến hiệu suất khi chơi game khó lòng đạt theo kịp Windows của Microsoft., đặc biệt nếu đó là 1 trò chơi được xây dựng với DirectX.

    Mới đây, ngay sau khi SteamOS chính thức ra mắt, trang Arstechnica đã ngay lập tức cài đặt để kiểm chứng thông tin nói trên. Với một cấu hình máy cố định, bài test sẽ thử nghiệm 1 trên 1 vài tựa game và phần mềm chấm điểm, với Windows 10 và SteamOS.

    Cấu hình thử nghiệm.

    - CPU: Intel Pentium G3220 3.0GHz
    - VGA Geforece GTX 660 2GB
    - Ram 8GB
    - Mainboard H81I (mini-ITX)
    - 2 Ổ cứng 500GB 7200rpm
    - Nguồn 450W 80

    Để bắt đầu, Arstechnica thiết lập dual-boot Windows 10 và SteamOS trên thiết bị nói trên. Đây là 1 cấu hình trung bình ở thời điểm hiện tại, tất cả driver và phần mềm cần thiết được cài đặt trước khi bài test bắt đầu.

    Trong thử nghiệm đầu tiên với phần mềm chấm điểm Geekbench 3. Các kết quả cho thấy Windows 10 có phần nhỉnh hơn so với SteamOS 2.0, dù cho điện năng tiêu thụ giữa 2 hệ điều hành là tương đương.

    Mặc dù việc đánh giá hiệu suất của CPU không phản ánh được nhiều trải nghiệm thực tế, nhưng rõ ràng qua bài test bằng phần mềm Geekbench 3, chúng ta đều thấy được SteamOS đã bị Windows bỏ xa. Do Geekbench 3 là phép thử duy nhất (phần mềm chấm điểm uy tín duy nhất có cả trên Windows lẫn nền tảng Linux), chúng ta sẽ cần chờ tới việc trải nghiệm thực tế trò chơi để đưa ra đánh giá cuối cùng.

    Do những tựa game mới như Fallout 4 hay CoD: Black Ops III chưa được phát hành trên nền tảng Linux, Arstechnica quyết định thực thiện bài so sánh của mình trên 1 số tựa cũ hơn là Middle-Earth: Shadow of Mordor và Metro Last Light Redux. Cả 2 đều là những tựa game 3D yêu cầu cấu hình khá đồng thời đã hỗ trợ cả 2 nền tảng hệ điều hành là Windows và SteamOS.

    Ngoài ra, Arstechnica cũng tiến hành thử nghiệm bài test với những trò chơi do Valve phát triển, sử dụng Source Engine như Portal 2, Dota 2 hay CSGO. Dưới đây là kết quả so sánh hiệu năng thực tế của SteamOS và Windows qua các trò chơi nói trên.

    Nếu như những trò chơi như Metro Last Light hay Middle-Earth được sản xuất từ 1 hãng thứ 3 có thể chưa thực sự tương thích với OpenGL và môi trường Linux, việc hiệu suất thua kém Windows hoàn toàn có thể chấp nhận được. Nhưng trong khi đó, "con ruột" của Valve là Dota 2 hay CS:GO sử dụng cùng 1 engine với Left 4 Dead 2 (tựa game từng được đem ra làm ví dụ cách đây 3 năm) cũng chẳng hề đem lại kết quả khả quan hơn.

    Tất nhiên, hiệu suất đạt được trên SteamOS không hề tệ, bạn vẫn có thể chơi mượt mà những tựa game này ở mức setting cao. Tuy vậy, việc chênh lệch tới 40 FPS khi sử dụng chung một cấu hình là điều sẽ khiến nhiều người phải băn khoăn.

    Thử nghiệm 6 trò chơi khác nhau trên cùng 1 máy tính, với 2 hệ điều hành khác nhau rõ ràng sẽ mang lại 1 kết quả rất thực tế. Bởi thế, nếu bạn đang có ý định cài SteamOS lên PC của mình với mục đích tìm kiếm hệ điều hành "chuyên game" thì hãy suy nghĩ lại.

    Điều đó không có nghĩa SteamOS tệ hại và không đáng để sử dụng. Hãy suy nghĩ lại, Valve ra mắt SteamOS với mục đích phát triển mẫu máy chơi game Steam Boxes của họ và các sản phẩm với hình mẫu đó, thay vì tạo ra hệ điều hành cho máy tính cá nhân và cạnh tranh với Windows. Những mẫu máy chơi game chạy trên SteamOS có khá rẻ so với cỗ máy giải trí sử dụng Windows.

    Thách thức lớn nhất của Valve trong việc phát triển SteamOS của họ không phải là vấn đề hiệu năng so với nền tảng khác, SteamOS đang thiếu rất nhiều game nếu so sánh với Windows. Hầu như các hãng sản xuất game vẫn chưa mặn mà với việc mang trò chơi của họ lên nền tảng Linux, hàng ngàn trò chơi có mặt trên Windows còn Linux thì không. Đó là điều mà Valve đang tỏ ra đau đầu và bắt đầu xem xét tới các chính sách phát hành trên môi trường mà họ xây dựng.

    Hy vọng, Valve và các nhà phát triển nền tảng Linux sẽ tiến hành cải thiện hiệu suất cho SteamOS. Cho tới lúc đó, hãy tiếp tục chờ đợi, các nhà sản xuất phần cứng sẽ sớm tung ra các phiên bản máy chơi game sử dụng SteamOS với mức giá hợp lý hơn. SteamOS vẫn hứa hẹn sẽ trở thành "máy tính chơi game cá nhân" của tương lai.

    Tham khảo Arstechnica

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ