Tìm hiểu về bộ vi xử lý của máy tính (P1)

    Comet,  

    (GenK.vn) - Tìm hiểu về bộ vi xử lý, cách phân loại, cấu tạo của từng loại CPU khác nhau

    CPU được coi như trái tim của một bộ máy tính. Do đó nó luôn là sản phẩm được cân nhắc nhiều nhất mỗi khi lựa chọn build một bộ máy tính mới. Vậy liệu bạn đã hiểu nhiều về CPU, cũng như những câu chuyện của nó chưa? Hãy cùng khám phá nhé.

    Macintosh HD:Users:Ethan:Downloads:amd-intel-processors_678x452.jpg

    Giới thiệu sơ lược về CPU và các thuật ngữ

    Một dàn máy tính hiện đại có chứa rất nhiều thành phần: CPU/APU, bo mạch chủ, bộ nhớ, GPU, Ổ cứng, Case và nguồn điện. Trong đó thì CPU chính là trung tâm xử lí của máy tính, và cũng là thứ được chú ý nhất trên trong một case máy tính. Mục tiêu của bài viết này sẽ là cung cấp cho người đọc một góc nhìn tổng quan nhất về hiệu năng xử lí của một CPU/APU.

    Với mỗi bo mạch chủ, bạn sẽ phải chọn một CPU thích hợp tương ứng (theo socket). Tuy vậy điều mà chúng ta bàn đến hôm nay là hiệu năng xử lí của nó. 2 nhà sản xuất CPU/APU lớn nhất thế giới hiện nay: AMDIntel đều có các tiêu chuẩn riêng đối với sản phẩm của mình. Trong khi phía AMD sở hữu nền tảng FM2 và FM2 dành cho các APU của mình và nền tảng AM3 sử dụng cho các CPU thì Intel sử dụng nền tảng socket LGA1150 và LGA2011- thứ sẽ đem lại hiệu suất xử lí cao hơn với một số công nghệ được lấy từ công nghệ của máy trạm của Intel.

    Và trước khi chúng ta đi sâu vào phân tích hãy cùng dành một chút thời gian để tìm hiểu qua về các từ viết tắt cũng như các khái niệm. Đầu tiên là CPU -Central Processing Unit, có thể hiểu là thứ thực hiện hầu hết các xử lí tính toán bên trong các cỗ máy tính hiện đại. Trong khi đó APU- Accelerated Processing Unit là một thuật ngữ của AMD dùng để chỉ về bộ xử lí CPU có kết hợp cả GPU(Graphics Processing Unit), trong đó GPU sẽ chia sẻ một phần nhiệm vụ xử lí tính toán từ CPU. Các APU của AMD ngày nay đều đạt khả năng xử lí ít nhất ở DirectX 11, trong khi phía Intel đặt chuẩn xử lí GPU DX11(còn được gọi là bộ vi xử lí đồ hoạ) dành cho các sản phẩm của họ. Và nhìn chung thì, các APU của AMD thường có khả năng xử lí đồ hoạ tốt hơn so với đối thủ của mình.

    Macintosh HD:Users:Ethan:Downloads:Haswell-Die-Labeled_575px.jpg

    Cấu trúc của vi xử lý Intel's Haswell GT2

    Đó là những kiến thức tổng quan về CPU/APU. Giờ đây chúng ta sẽ đi vào tìm hiểu sâu hơn hiệu năng của chúng qua các con số. Ngày nay thì các bộ vi xử lý không chỉ được sử dụng cho máy tính, mà chúng còn được áp dụng trong rất nhiều ngành công nghiệp khác (Ô tô chẳng hạn). Cho nên sẽ rất khó để đưa ra một sự đánh giá chung hay so sánh đối với các dòng sản phẩm khác nhau sử dụng các bộ vi xử lý này( quá nhiều yếu tố đánh giá khác biệt như: Hiệu năng xử lí, khả năng quản lý năng lượng, ....). Nhưng trong nội dung bài viết chúng ta sẽ chỉ tham khảo các số liệu đến từ các CPU/APU dành cho máy tính.

    Ở phía dưới, chúng ta sẽ có 2 bảng so sánh các sản phẩm CPU/APU về hiệu suất xử lí hệ thống và hiệu suất xử lí đồ hoạ. Với Intel, đó là các sản phẩm bộ xử lý Celeron, Pentium, Core i3, Core i5 và Core i7. Với AMD, đó sẽ là các APU A4, A6, A8, và A10, cùng với dòng CPU FX-series của họ (không tích hợp xử lí đồ hoạ). Nếu muốn tìm hiểu sâu hơn về thông số của các sản phẩm cụ thể, bạn có thể ghé qua trang chủ của họ để xem xét kỹ hơn.

    Macintosh HD:Users:Ethan:Downloads:66078.png
    Macintosh HD:Users:Ethan:Downloads:66079.png

    So sánh giữa các bộ vi xử lý và hiệu suất xử lý hệ thống/đồ hoạ của chúng

    2 bảng này là kết quả benchmarks từ CPU Bench. Cũng cần phải lưu ý là không phải các bộ vi xử lí này đều đã được Benchmarks theo tất cả các tiêu chuẩn, mà chúng được kiểm tra và chuẩn hoá dựa trên thông số của sản phẩm Core i3-4330(sản phẩm cho kết quả 1000 ở cả 2 bảng so sánh). Lý do là bởi sản phẩm này sẽ đảm bảo khả năng xử lí hệ thống cũng như đồ hoạ ở mức cân bằng nhất, từ đó dễ dàng phân biệt các sản phẩm top trên và dưới của bảng so sánh. Sẽ có rất nhiều thông số được đánh giá trong một bài kiểm tra, và nếu bạn muốn biết sâu hơn thì có thể tìm hiểu qua CPU Bench. Các tiêu chuẩn được sử dụng để so sánh bao gồm khả năng xử lý đơn luồng/đa luồng, các bài kiểm tra hệ thống sử dụng bộ nhớ, các bài kiểm tra đồ hoạ trên 5 trò chơi để tính toán khả năng xử lí của GPU. Và hãy nhìn qua bảng so sánh, chúng ta sẽ thấy Chip Intel vượt trội hơn nhiều về khả năng xử lí hệ thống, trong khi các sản phẩm APU của AMD chiếm nguyên nửa trên của bảng so sánh khả năng xử lí đồ hoạ. Và chúng ta cũng có thể nhận ra các sản phẩm "đầu đàn" của các hãng như Intel Core i7 4790K của Intel hay AMD A10 7850K.

    Đi sâu hơn một chút, ở bảng so sánh về hiệu suất xử lí hệ thống, sức mạnh xử lí của Intel tỏ ra đè bẹp đối thủ khi ngoại trừ 2 bộ vi xử lý dòng FX-series (không tích hợp xử lí đồ hoạ) ra thì sản phẩm tốt nhất trong dòng APU của AMD cũng chỉ bằng một nửa so với sản phẩm dẫn đầu của Intel là Core i7 4790K. Đồng thời các dòng sản phẩm i5 trở lên của Intel luôn đạt hiệu năng vượt trội so với các sản phẩm của AMD. Trong khi đó ở bảng so sánh về khả năng xử lí đồ hoạ, các sản phẩm APU lại "đảo chiều" một cách ngoạn mục khi không một sản phẩm nào của AMD đem ra so sánh cho hiệu năng xử lí đồ hoạ kém hơn các CPU của Intel. Điều này cũng dễ hiểu bởi triết lí sản xuất bộ vi xử lý của các 2 nàh sản xuất đã khác nhau từ đầu. Tất nhiên những dòng sản phẩm ở dưới bảng so sánh (yếu hơn so với sản phẩm lấy mốc là Intel Core i3-4330) vẫn đảm bảo được khả năng đáp ứng nhu cầu sử dụng cơ bản của người dùng trong việc lướt web, xem phim, chơi game. Và hầu hết người dùng phổ thông hiếm khi sử dụng tối ưu sức mạnh của các bộ vi xử lý trên trong chiếc máy tính của họ.

    (Còn tiếp)

    Tham khảo: Anandtech.com

    >>Tìm hiểu về bộ vi xử lý của máy tính (P2)

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ