Microsoft đang sử dụng trí tuệ nhân tạo để xây dựng cơ sở dữ liệu khổng lồ về hệ miễn dịch của con người

    Dink,  

    Bằng cách thức chẩn đoán mới này, chỉ với một mẫu máu, ta còn thể biết được ngay người bệnh đang mắc bệnh gì.

    Hãy tưởng tượng ra một tờ giấy ghi chép lại mọi bữa bạn đã ăn, mọi bàn tay bạn đã bắt và mọi hạt bụi mắt bạn vướng phải – mọi thứ, được nhân lên hàng triệu lần. Đó là phép so sánh cho bạn thấy hệ miễn dịch của cơ thể người ghi chép lại lượng dữ liệu lớn tới nhường nào. Nhưng với dự án trí tuệ nhân tạo (AI) mới này, Microsoft mong rằng họ có thể giải được bài toán cơ sở dữ liệu ấy và thông qua đó, phân tích dữ liệu để sớm tìm ra được bệnh tình của bệnh nhân.

    Sớm mức nào? Chỉ cần một bài thử máu là ta có thể phát hiện ngay ra cơ thể có bệnh gì.

    Bên trọng hệ miễn dịch của bạn là một bản ghi chép về TẤT CẢ những mối đe dọa sức khỏe mà cơ thể bạn từng trải qua. Nếu như gặp lại một căn bệnh gì đó – cảm cúm, ung thư hay bất kỳ thứ gì bạn gặp trong phòng vệ sinh trường, cơ thể bạn sẽ xác nhận xem nó là cái gì và sẽ phát động tấn công. Cơ chế này hoạt động nhờ một tế bào đặc biệt có tên tế bào miễn dịch (T-cell).

    Nếu như những tế bào miễn dịch của hệ miễn dịch này chứa thông tin về tất cả những mầm bệnh cơ thể đã gặp phải, thì khi trích xuất được những thông tin ấy, ta sẽ có được một bản ghi hoàn chỉnh về mọi thứ bệnh cơ thể đã gặp phải. Đó chính là mục tiêu hiện tại của Microsoft. Hiện họ đang bắt tay với công ty công nghệ sinh học Adaptive đặt tại Seattle nhằm giải mã những thông tin ấy.

     Chad và Harlan Robins, đống sáng lập nên Adaptive.

    Chad và Harlan Robins, đống sáng lập nên Adaptive.

    "Hệ miễn dịch của bạn sẽ biết bạn mắc bệnh gì trước cách bác sỹ khám cho bạn", CEO của Adaptive, ông Chad Robins phát biểu tại Hội nghị Chăm sóc sức khỏe JP Morgan. Ý tưởng này, về cơ bản, là ghi lại toàn bộ dữ liệu về cách phản ứng của hệ miễn dịch trong cơ thể người. Sử dụng những dữ liệu ấy, ta có thể chẩn đoán được mọi chứng bệnh với chỉ một mẫu máu người bệnh.

    Và vì lượng dữ liệu ấy rất lớn (giống với ví dụ ở đầu bài), ta sẽ cần tới sức mạnh xử lý của một trí tuệ nhân tạo. "Chúng tôi đang tìm một khuôn mẫu có trước trong một không gian rất rộng", Peter Lee, phó chủ tịch mảng Nghiên cứu AI tại Microsoft chia sẻ với trang tin Gizmodo. "Trong machine learning, vấn đề lớn như thế này lại rất được chào đón".

    Cơ thể bạn vẫn liên tục tiếp xúc với những mầm bệnh mới và hệ miễn dịch vẫn liên tục đối phó với chúng. Lượng dữ liệu đổ vào liên tục, chất đống vào một núi dữ liệu đã cao sẵn rồi. Thông tin vẫn đầy ở đó, có điều là ta chưa đọc được thôi.

    Chad Robins nói rằng những nỗ lực ban đầu của họ sẽ là nhằm vào những bệnh khó chẩn đoán nhưng lại được "tự động miễn dịch" và những căn bệnh truyền nhiễm, những chứng ung thư có tỉ lệ tử vong cao. Trong hội nghị sức khỏe nói trên, bệnh lyme - một chứng nhiễm trùng từ vết cắn của loài bọ ve sống trên đột vật - có thể là ứng cử viên đầu tiên cho hệ thống này. Nhiều khả năng công cụ chẩn đoán bệnh đầu tiên sẽ sẵn sàng trong vòng 3 năm tới.

    Con đường nghiên cứu chông gai và vất vả, nhưng kết quả của nó sẽ vô cùng lớn. Một bản ghi chép đầy đủ về hệ miễn dịch của con người sẽ giúp các bác sỹ chẩn đoán bệnh sớm và chính xác hơn mà không cần tới những bài thử lằng nhằng và phức tạp. Một khi có được những chi tiết cụ thể ấy về hệ miễn dịch của cơ thể người, ta sẽ còn có thể dự đoán được cách thức chúng chống lại các mầm bệnh và suy ra các cách chữa trị hiệu quả hơn trong tương lai.

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ