Các vị thần liên quan tới Con Đường Tơ Lụa II (Phần 1)

    Theo NPH,  

    Thần thoại và truyền thuyết của các quốc gia trên thế giới là một kho tàng cực lớn để các nhà sản xuất game có thể khai khác và tạo ra những cốt truyện hấp dẫn.

    Thần thoại và truyền thuyết của các quốc gia trên thế giới là một kho tàng cực lớn để các nhà sản xuất game có thể khai khác và tạo ra những cốt truyện hấp dẫn. Nắm chắc điểm này, Con Đường Tơ Lụa II đã được NSX lồng ghép một cách khéo léo vào thần thoại của Ấn Độ và Bắc Ấu, để dẫn dắt game thủ đến với một cuộc phiêu lưu kỳ thú, đi từ mảnh đất Phương Đông huyền bí tới vùng trời Phương Tây xa xôi.
     
    Đã có rất nhiều tựa game và truyện tranh lấy đề tài từ các vị thần của Ấn Độ, ví dụ như Asura’s Wrath (được xem như God of War châu Á), series game RPG nổi tiếng Final Fantasy, hay bộ truyện tranh “Truyền nhân Atula”. Ở đây, chúng tôi chỉ xin được điểm qua các vị thần sẽ xuất hiện “trên” Con Đường Tơ Lụa II (CĐTL II), một tựa game quen thuộc đối với game thủ Việt Nam sẽ được nâng cấp lên phiên bản mới trong tháng 5 tới.
     
    Thần Shiva

    Thần Shiva là một trong những vị thần chính của Thần thoại Ấn Độ, là vị thần đứng đầu trong bộ Tam thần Trimurti. Thần Shiva thường được biết đến với tư cách là một vị thần hủy diệt, nhưng sự thực không phải như vậy, hủy diệt chỉ là một trong các đặc tính của thần Shiva. Thần ngoài ra còn là đại diện cho sự sinh sôi và phì nhiêu.
     
    Hỏa Vũ Diệt Thế Cung, cây cung ẩn chứa sức mạnh hủy diệt của thần Shiva.

    Trong hình hài của nữ thần Nataraja, thần Shiva còn được mệnh danh là “vua vũ điệu”. Thần nhảy múa trong các ngọn lửa, để sinh thành và hủy diệt thế giới. Cây cung huyền thoại trong CĐTL II được đặt tên là “Hỏa Vũ Diệt Thế Cung” dựa theo truyền thuyết này, ý chỉ nó có được sức mạnh có thể hủy diệt cả thế giới.
     
    Thần Brahma

    Thần Brahma (Phạm Thiên) là người sáng tạo và lèo lái vũ trụ, một trong bộ Tam thần Trimurti của Ấn Độ.

    Trong Thần thoại Ấn Độ, thần Brahma được xem như là người đã tạo ra cả thế giới từ một quả trứng đẹp đẽ, sáng ngời trôi bồng bềnh trong biển vũ trụ. Tương truyền, thần đã nằm trong trứng suốt một năm rồi dùng sức mình tách quả trứng ra làm đôi, từ đó tạo ra thế giới.
     
    Khởi Nguyên Sáng Thế Thương, cây thương có thể sáng tạo ra trời đất của thần Brahma.

    Cái tên “Khởi Nguyên Sáng Thế Thương” của cây thương huyền thoại trong CĐTL II xuất phát từ sự tích này, đại biểu rằng nó nắm trong tay lực lượng sáng tạo ra cả thế giới.
     
    Thần Vishnu

    Thần Vishnu là người cuối cùng trong bộ Tam thần Trimurti của Ấn Độ. Đây cũng là vị thần quan trọng được thờ cúng rộng rãi nhất của Ấn Độ giáo (đạo Hindu).

    Chức năng chính của thần Vishnu là đảm bảo cái Thiện sẽ chiến thắng cái Ác. Thần được xem như đại biểu của chính nghĩa. Trong nhiều truyền thuyết, thần Vishnu cũng được xem như cây cột vũ trụ chống đỡ cả bầu trời. Đây chính là nguồn gốc của cái tên “Vũ Trụ Thủ Hộ Khiên” được đặt cho chiếc khiên huyền thoại của CĐTL II, chiếc khiên mang trong mình sức mạnh của thần Vishnu.
     
    Vũ Trụ Thủ Hộ Khiên, cây cột trụ chống đỡ cả vũ trụ của thần Vishnu.

    Một điều thú vị là, trong thần thoại, thần Vishnu và thần Brahma thường tranh cãi với nhau xem ai mới là người có quyền năng nhất. Trong CĐTL II, NSX đã rất tinh tế khi tạo ra 2 vật phẩm Thương và Khiên (hay còn được gọi là Mâu và Thuẫn), 2 thứ trang bị luôn xung khắc nhau, làm đại diện cho 2 vị thần này.
     
    Atula

    Atula là một cái tên khá quen thuộc với nhiều người Việt Nam. Trong thần thoại, Atula là vị Ma thần của sự phá hoại, được sinh ra với vận mệnh chống lại Thượng Đế. Atula cũng là vị thần của máu lửa và chiến tranh.
     

    Tu La Sát Thần Đao, cây đao “diệt thần” của thần phá hoại Atula.

    Tương truyền, Atula đã từng nhiều lần đánh bại Phạm Thiên để giành lấy quyền cai trị cả thế gian. Trong trận chiến ấy, Atula đã chém giết hàng trăm vị thần. Cây đại đao huyền thoại của CĐTL II, “Tu La Sát Thần Đao” được đặt tên dựa theo truyền thuyết này.
     
    La Sát

    Một cái tên khác cũng rất quen thuộc với người Việt Nam, đó là La Sát. Trong nhiều truyền thuyết, La Sát được xem như loài quỷ hung bạo chỉ biết giết chóc. Tuy nhiên, trên thực tế, La Sát lại là một vị Quỷ thần tồn tại cả 2 mặt Thiện và Ác. Là Thiện hay là Ác, tất cả đều phụ thuộc vào Tâm của vị thần này.
     
    Thiện Ác Vô Song Kiếm, cây kiếm ẩn chứa sức mạnh vô song của La Sát.

    “Thiện Ác Vô Song Kiếm” là thanh kiếm huyền thoại của CĐTL, được đặt tên như vậy vì nó ẩn chứa sức mạnh vô song của La Sát – vị Quỷ thần hùng mạnh.
     
    Dạ Xoa

    Khác với La Sát, Dạ Xoa là một vị Quỷ thần “tuyệt đối” công bằng. Không theo phe ma quỷ, cũng không theo phe thần thánh, Quỷ thần Dạ Xoa sẵn sàng tiêu diệt bất cứ kẻ nào mang “tội” với sức mạnh và sự dũng mãnh vô song.
     
    Tru Thiên Diệt Ma Đao, cây đao công chính của Dạ Xoa.

    Tương truyền, với cây đao trong tay, Dạ Xoa có thể tiêu diệt cả Thần lẫn Ma. Dựa theo sự tích này, cây đao với quyền năng của Quỷ thần Dạ Xoa trong CĐTL II được đặt tên là “Tru Thiên Diệt Ma Đao”.
     
    Hành trình tìm hiểu về các vị thần trên đất nước Phương Đông huyền bí đã kết thúc tại đây. Trong bài tới, xin mời các bạn cùng chúng tôi đến với vùng trời Bắc Âu xa xôi, nơi khởi nguồn của rất nhiều truyền thuyết đã được dựng thành game.