Mô hình ngôi làng sinh thái thiên đường: không ô nhiễm, không cần điện, tự cung tự cấp

    Nguyễn Hải,  

    Lối sống đầy tiện nghi đã kéo theo ô nhiễm môi trường và đang tác động ngược lại vào chính con người. Nhưng mô hình ngôi làng dưới đây là minh chứng cho thấy con người có thể sống tiện nghi mà không phải tàn phá môi trường.

    Một thực tế đáng buồn về ngành nông nghiệp ngày nay, đó là trong khi các kỹ thuật đang giúp nâng cao năng suất lương thực, chúng cũng chịu trách nhiệm nặng nề cho việc làm ảnh hưởng đến môi trường. Không chỉ đối với các mảnh đất phục vụ cho các vụ mùa hay hoạt động chăn nuôi, mà cả với môi trường không khí xung quanh nữa.

    Nhưng một tầm nhìn mới dành cho cộng đồng “khu làng tích hợp” bền vững hơn đang được thực hiện tại Hà Lan, với một loạt các ngôi làng làm nông nghiệp công nghệ cao sẽ hoàn thành vào năm tới. Dự án này được xây dựng ngay bên ngoài Amsterdam, và là đứa con tinh thần của công ty có trụ sở tại California, ReGen Villages phát triển. Sau khi cộng đồng thí điểm của họ hoàn thành vào năm 2017, họ dự định đưa mô hình này tới Thụy Điển, Nauy, Đan Mạch và Đức.

    Tất nhiên, hình thức nông nghiệp cộng đồng này không hoàn toàn là một ý tưởng mới, khi các cộng đồng như của người Amish, hay gần hơn là các tập thể làm nông nghiệp từ lâu đã tồn tại tách biệt với thế giới xung quanh. Nhưng nỗ lực chúng ta muốn đề cập ở đây không liên quan đến lối sống đơn giản hay dân dã.

    Thay vào đó, ReGen Villages muốn khai thác sức mạnh của công nghệ ngày nay để tạo ra một cộng đồng “có khả năng không phụ thuộc vào hệ thống điện lưới”. Theo như mô tả của dự án, cộng đồng này vẫn được cung cấp đầy đủ các tiện nghi như lối sống thông thường nhưng hoàn toàn tự lực cánh sinh và bền vững hơn. Họ sẽ tự trồng các loại lương thực cho mình, tự sản xuất ra điện, tự quản lý rác thải tại địa phương và tái chế nước.

    Chúng tôi đang được xem như sự khởi đầu của Tesla cho những ngôi làng sinh thái,” ông James Ehrlich, CEO của ReGen Villages cho biết với trang Fast Company. “Chúng tôi đang định nghĩa lại sự phát triển của bất động sản cho dân cư bằng cách tạo ra các khu làng tái sinh này. Trước tiên sẽ nhắm đến những mảnh đất nông nghiệp xanh nơi chúng tôi có thể sản xuất ra thực phẩm hữu cơ hơn, nước sạch hơn, nhiều năng lượng sạch hơn và giảm thiểu lượng rác thải tốt hơn việc chúng tôi chỉ dùng mảnh đất đó để phát triển thực phẩm hữu cơ hay thực hiện canh tác vĩnh cửu ở đó (permaculture).”

    Ý tưởng này là sự kết hợp giữa nông nghiệp bền vững và quản lý đất với việc vận hành các cơ sở hạ tầng công nghệ một cách độc lập. Điện sẽ được sản xuất một cách hiệu quả, và điện dư thừa sẽ được nạp trở lại vào mạng lưới điện, và giúp phát triển khoảng một nửa số lượng thực phẩm mà các cư dân ở đây ăn.

    Chúng tôi dự đoán sẽ tạo ra hàng tấn thực phẩm hữu cơ mỗi năm theo đúng nghĩa đen – từ các loại rau, hoa quả, hạt, đậu, cá, trứng, gà, sữa từ động vật nhỏ và protein – mà vẫn có thể tiếp tục tăng trưởng và sản lượng trong các hệ thống vườn đứng của cả năm như một sự bổ sung cho các khu vườn theo mùa và các lĩnh vực có liên quan đến nông nghiệp.” Ông Ehrlich nói với trang Fast Company.

    Trong khi điều này nghe có vẻ rất tuyệt vời, vẫn còn một chặng đường dài để biến tầm nhìn này trở thành thực tế. Dự án đã được trình bày tại hội chợ Biennale ở Venice, với công việc thiết kế do hãng kiến trúc Effekt phụ trách. Dự án ban đầu sẽ bao gồm 25 căn nhà thử nghiệm được xây dựng tại Almere, cách Amsterdam 20 phút lái xe. Dự kiến tổng số căn nhà được xây dựng sẽ lên tới 100 căn khi hoàn thành.

    Nếu ngôi làng ở Hà Lan thành công, Ehrlich kỳ vọng sẽ triển khai mô hình cộng đồng bền vững ở khắp các vùng khí hậu mát mẻ của Bắc Âu, và sau đó sẽ mở rộng nó ở vùng Trung Đông.

    Chúng tôi muốn giải quyết hai khu vực khí hậu khắc nghiệt trước.” Ông cho biết. “Sau đó chúng tôi sẽ mở rộng ra quy mô toàn cầu – với các vùng nông thôn Ấn Độ, vùng châu Phi cận Sahara, những nơi chúng tôi biết rằng dân số sẽ tăng lên và cũng đang chuyển dần sang tầng lớp trung lưu. Nếu mọi người ở Ấn Độ và châu Phi đều muốn cùng loại ngoại ô mà chúng ta đã xây dựng từ trước cho đến nay, hành tinh này sẽ không thể chịu đựng được nữa.”

    Tham khảo Sciencealert

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày