Mở hộp Xiaomi Mi 5c đầu tiên tại Việt Nam: Ngoại hình tốt nhưng điểm Benchmark khá tệ

    Minh Trang,  

    Mi 5c không chỉ đơn thuần là chiếc smartphone mới của Xiaomi, mà nó còn đánh dấu bước ngoặt của hãng với vai trò của một nhà sản xuất chip.

    Trên thị trường hiện nay, chúng ta có rất nhiều nhà sản xuất smartphone Android khác nhau. Tuy nhiên, ngoài Samsung và Huawei, đa số các nhà sản xuất còn lại đều quyết định sử dụng giải pháp có sẵn của Qualcomm hay MediaTek cho sản phẩm của mình, hoặc đã từng thử sức phát triển SoC rồi sau đó thất bại và đi vào dĩ vãng, điển hình như LG Nuclun và Motorola X8. Mặc dù cho mức hiệu năng không tệ, nhưng khi xét đến những yếu tố về nhân lực, chi phí phát triển, cũng như khuynh hướng của người dùng về việc ngại thích nghi với những cái mới, việc sản xuất SoC riêng thật sự không đem lại nhiều lợi ích dành cho nhà sản xuất.

    Ấy vậy, Xiaomi đã quyết định đi theo con đường mạo hiểm đó và ra mắt SoC Pinecone Surge S1 vào ngày 28/2 mới đây. Đi kèm với SoC mới cũng là một chiếc smartphone mới của Xiaomi là Mi 5c. Chỉ sau chưa đầy 1 tuần ra mắt, chiếc Mi 5c đầu tiên đã có mặt tại Việt Nam qua đường xách tay, và sau đây là những hình ảnh mở hộp đầu tiên của chiếc máy.

     Hộp của Mi 5c tiếp tục mang phong cách đơn giản với một tông màu trắng.

    Hộp của Mi 5c tiếp tục mang phong cách đơn giản với một tông màu trắng.

     Ở mặt trước của hộp có logo Mi được in chìm và tem ở góc ghi rõ đây là phiên bản RAM 3GB và ROM 64GB.

    Ở mặt trước của hộp có logo Mi được in chìm và tem ở góc ghi rõ đây là phiên bản RAM 3GB và ROM 64GB.

     Mặt sau của hộp ghi rõ máy sử dụng SoC Pinecone S1, không có bất kỳ chữ Surge nào. Khá kỳ quặc.

    Mặt sau của hộp ghi rõ máy sử dụng SoC Pinecone S1, không có bất kỳ chữ "Surge" nào. Khá kỳ quặc.

     Bên trong hộp phụ kiện gồm giấy HDSD, cáp USB-C và củ sạc

    Bên trong hộp phụ kiện gồm giấy HDSD, cáp USB-C và củ sạc

     Củ sạc này hỗ trợ sạc nhanh với ba dòng ra 5V-2.5A, 9V-2A và 12V-1.5A

    Củ sạc này hỗ trợ sạc nhanh với ba dòng ra 5V-2.5A, 9V-2A và 12V-1.5A

     Chiếc Mi 5c còn nguyên tem. May mắn là tem này có thể dễ dàng bóc ra và không để lại dấu tích, chứ không bám chặt như tem giấy của dòng Redmi

    Chiếc Mi 5c còn nguyên tem. May mắn là tem này có thể dễ dàng bóc ra và không để lại dấu tích, chứ không bám chặt như tem giấy của dòng Redmi

     Nhìn từ mặt trước, Mi 5c trông khá giống với Mi 5, chỉ khác là không có logo Mi ở trên màn hình.

    Nhìn từ mặt trước, Mi 5c trông khá giống với Mi 5, chỉ khác là không có logo Mi ở trên màn hình.

     Camera selfie và loa thoại

    Camera selfie và loa thoại

     Nút Home của Mi 5c được thiết kế gần như là phẳng với mặt kính chứ không lồi lên một chút như Mi 5. Nút này có thể bấm được, và có nhiệm vụ kiêm cảm biến vân tay nhưng không phải là dạng một chạm.

    Nút Home của Mi 5c được thiết kế gần như là phẳng với mặt kính chứ không lồi lên một chút như Mi 5. Nút này có thể bấm được, và có nhiệm vụ kiêm cảm biến vân tay nhưng không phải là dạng một chạm.

     Mặt lưng của Mi 5c lại khác hoàn toàn so với Mi 5. Thay vì được làm hoàn toàn bằng kính, chỉ có hai đầu trên và dưới của mặt lưng được làm bằng chất liệu này. Phần còn lại được làm bằng nhôm.

    Mặt lưng của Mi 5c lại khác hoàn toàn so với Mi 5. Thay vì được làm hoàn toàn bằng kính, chỉ có hai đầu trên và dưới của mặt lưng được làm bằng chất liệu này. Phần còn lại được làm bằng nhôm.

     Phiên bản màu đen nhám kết hợp với chất liệu nhôm sẽ để lại dấu vân tay trong quá trình sử dụng mặc dù không nhiều.

    Phiên bản màu đen nhám kết hợp với chất liệu nhôm sẽ để lại dấu vân tay trong quá trình sử dụng mặc dù không nhiều.

     Ở mặt sau, bên cạnh dòng chữ Designed by Xiaomi thì còn có dòng Pinecone Inside. Điều này làm tôi liên tưởng tới những chiếc máy tính dùng CPU Intel trước đây, khi nó cũng thường có tem Intel Inside ở ngoài vỏ.

    Ở mặt sau, bên cạnh dòng chữ "Designed by Xiaomi" thì còn có dòng "Pinecone Inside". Điều này làm tôi liên tưởng tới những chiếc máy tính dùng CPU Intel trước đây, khi nó cũng thường có tem "Intel Inside" ở ngoài vỏ.

     Ở cạnh trên là jack cắm tai nghe, mic phụ và cổng hồng ngoại

    Ở cạnh trên là jack cắm tai nghe, mic phụ và cổng hồng ngoại

     Ở cạnh dưới là loa ngoài, mic thoại và cổng USB-C

    Ở cạnh dưới là loa ngoài, mic thoại và cổng USB-C

     Mặc dù mang tên gọi 5c giống iPhone 5c nhưng Mi 5c hoàn toàn không đem lại cảm giác rẻ tiền mà được hoàn thiện ở mức cao cấp. Ngay cả những chi tiết nhỏ như nút bấm cũng được làm bằng kim loại.

    Mặc dù mang tên gọi "5c" giống iPhone 5c nhưng Mi 5c hoàn toàn không đem lại cảm giác rẻ tiền mà được hoàn thiện ở mức cao cấp. Ngay cả những chi tiết nhỏ như nút bấm cũng được làm bằng kim loại.

     Mi 5c sở hữu con chip Pinecone Surge S1 8 nhân, RAM 3GB và ROM 64GB

    Mi 5c sở hữu con chip Pinecone Surge S1 8 nhân, RAM 3GB và ROM 64GB

     Nó gồm có 8 nhân Cortex-A53 với 4 nhân 2.2Ghz và 4 nhân 1.4Ghz. GPU là Mali-T860MP4

    Nó gồm có 8 nhân Cortex-A53 với 4 nhân 2.2Ghz và 4 nhân 1.4Ghz. GPU là Mali-T860MP4

     Tên mã của Mi 5c là Meri, trùng khớp với một số rò rỉ trước đó

    Tên mã của Mi 5c là Meri, trùng khớp với một số rò rỉ trước đó

     Để đánh giá nhanh về hiệu năng của Mi 5c, chúng tôi sử dụng công cụ benchmark phổ biến là AnTuTu. Ngay khi khởi chạy, máy nhận biết ra việc người dùng đang chạy benchmark và gợi ý họ nên chuyển sang chế độ hiệu năng cao. Mặc dù không thể gọi đây là gian lận, nhưng nó cũng cho thấy việc Xiaomi theo dõi các ứng dụng benchmark là có thật.

    Để đánh giá nhanh về hiệu năng của Mi 5c, chúng tôi sử dụng công cụ benchmark phổ biến là AnTuTu. Ngay khi khởi chạy, máy nhận biết ra việc người dùng đang chạy benchmark và "gợi ý" họ nên chuyển sang chế độ hiệu năng cao. Mặc dù không thể gọi đây là gian lận, nhưng nó cũng cho thấy việc Xiaomi theo dõi các ứng dụng benchmark là có thật.

     Để kiểm tra kỹ hơn, khi vào Cài đặt, quả thực là máy có hai chế độ là Hiệu năng và Cân bằng. Thông thường, chỉ những chiếc máy Xiaomi sử dụng chip MediaTek mới có hai chế độ này, còn các máy Qualcomm thì không có.

    Để kiểm tra kỹ hơn, khi vào Cài đặt, quả thực là máy có hai chế độ là Hiệu năng và Cân bằng. Thông thường, chỉ những chiếc máy Xiaomi sử dụng chip MediaTek mới có hai chế độ này, còn các máy Qualcomm thì không có.

     Thử nghiệm với chế độ Balanced, máy đạt 46.848 điểm.

    Thử nghiệm với chế độ Balanced, máy đạt 46.848 điểm.

     Còn với chế độ Performance, mặc dù đạt mức cao hơn đáng kể là gần 60.000 điểm, nhưng nó vẫn thua kém mức 64.817 điểm mà Xiaomi từng công bố.

    Còn với chế độ Performance, mặc dù đạt mức cao hơn đáng kể là gần 60.000 điểm, nhưng nó vẫn thua kém mức 64.817 điểm mà Xiaomi từng công bố.

    Cấu hình chi tiết Xiaomi Mi 5c

    - CPU: Pinecone Surge S1 (8 nhân Cortex-A53)

    - RAM: 3GB

    - GPU: Mali-T860MP4

    - Bộ nhớ trong: 64GB (không hỗ trợ thẻ nhớ)

    - Màn hình: 5.1 inch, IPS, Full HD

    - Camera chính: 12MP, f/2.2, lấy nét theo pha

    - Camera phụ: 8MP, f/2.0

    - Pin: 2860mAh, sạc nhanh qua cổng USB-C

    - Kích thước: 144.4 x 69.7 x 7.1 mm

    Với việc đối thủ chính của Pinecone Surge S1 được Xiaomi nhắm đến là Qualcomm Snapdragon 625 ở phân khúc giá rẻ và tầm trung, không ngạc nhiên khi thấy điểm số mà nó đạt được là không thật sự cao. Con chip này cũng sẽ chưa thể khẳng định được vị thế của Xiaomi với vai trò của một nhà sản xuất SoC đỉnh cao, mà có thể chỉ là hướng đi giúp giảm giá thành sản phẩm, hoặc là bước đệm để hãng tiếp tục ra mắt các SoC mạnh mẽ hơn trong thời gian tới.

    Trong các bài viết tiếp theo, chúng tôi sẽ có những đánh giá và so sánh chi tiết hơn về SoC Pinecone Surge S1 trên Xiaomi Mi 5c.

    Xin cảm ơn cửa hàng Mi Việt Nam đã giúp đỡ chúng tôi thực hiện bài viết này!

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ