Tách rời: Chiến lược tồi tệ của Facebook đối với người dùng

    Dongnatviet,  

    (GenK.vn) - Chiến lược "tách rời" của Facebook có thể đem lại lợi ích cho doanh nghiệp nhưng thực sự là thảm họa với người dùng

    Bắt đầu từ hôm nay, để có thể nhắn tin, trò chuyện Facebook trên điện thoại, người dùng sẽ phải tải ứng dụng Messenger độc lập của Facebook để thực hiện việc đó. Đây là một phần trong chiến lược lâu dài của Facebook nhằm tạo ra thật nhiều ứng dụng độc lập, giúp cho trải nghiệm người dùng dành cho mỗi tính năng nổi bật trên Facebook được tập trung hơn. Điều này nghe có vẻ có lý đối với Facebook, nhưng đối với người dùng, đó thực sự là một thảm họa.

    The Facebook Messenger App Migration Officially Starts Today

    Việc tách Messenger ra khỏi Facebook không thực sự là một điều quá tồi tệ. Người dùng có thể dễ dàng tập trung vào việc nhắn tin, trò chuyện của mình hơn so với việc phải chạm chạm vài lần trên ứng dụng Facebook gốc mới có thể tám chuyện với bạn bè. Tuy vậy, mọi sự dễ dàng đều có cái giá của nó. Việc tách rời ứng dụng này sẽ buộc người dùng phải cài đặt hai ứng dụng của Facebook trên thiết bị để có thể tận hưởng trải nghiệm đầy đủ mà Facebook mang lại. Và phiền nhiễu bắt đầu từ đây.

    Chiến lược "tách rời" của Facebook

    Các thương vụ thâu tóm đình đám nhất của Facebook hầu hết đều là các thương vụ liên quan đến ứng dụng di động, nhằm biến mục tiêu trở thành ông hoàng ứng dụng của Facebook trở thành hiện thực. Bởi di động là mối quan tâm hàng đầu, cũng là chiến lược phát triển lâu dài, do đó, Facebook không bao giờ ngần ngại vung tiền mua lại các công ty khởi nghiệp phát triển ứng dụng tiềm năng. Instagram hay WhatsApp, cả hai gã khổng lồ trong lĩnh vực dịch vụ di động đều chịu chung số phận về tay Facebook nhằm củng có quyền lực của hãng.

    Facebooks App Strategy Is Bad News For Anyone Who Uses Apps

    Và khi mà Facebook không thể thâu tóm dịch vụ nào, hãng sẽ tạo ra đối thủ của nó. Thất bại trong việc đưa ứng dụng gửi ảnh tự xóa Snapchat về dưới trướng của mình, Facebook liền đáp trả bằng việc tạo ra ứng dụng tương tự với tên Slingshot. Trước đó Facebook cũng đã cho ra mắt ứng dụng đối thủ của Flipboard với tên gọi Paper, mặc dù gây được nhiều chú ý và tán thưởng của làng công nghệ nhưng nó cũng nhanh chóng "nguội" và không được mấy người dùng để ý đến.

    Dù có là tín đồ trung thành đến đâu, chẳng ai muốn sở hữu hàng tá ứng dụng khác nhau của một dịch vụ duy nhất là Facebook. Sở dĩ Facebook muốn tạo ra càng nhiều app càng tốt là bởi ứng dụng Facebook gốc ôm đồm quá nhiều tính năng để nó có thể hoạt động hiệu quả trên nền tảng di động. Hơn nữa, Facebook muốn thống trị hệ sinh thái di động và điều này trở nên dễ dàng hơn khi Facebook biến nhiều ứng dụng của mình trở nên phổ biến thay vì chỉ tập trung vào một ứng dụng duy nhất.

    Một chiến lược sai lầm

    Xét về khía cạnh kinh doanh thì việc Facebook thống trị cả bộ sưu tập ứng dụng của người dùng là một kế hoạch không tồi. Nhiều ứng dụng hơn nghĩa là nhiều không gian cho quảng cáo hơn, cũng đồng thời giảm được số lượng các ứng dụng cạnh tranh. Tuy nhiên, chiến lược này nhanh chóng làm người dùng chết ngập dưới hàng tá ứng dụng và càng ngày càng cảm thấy phiền phức với chúng. Dù cho công nghệ sau này giúp cho chiếc điện thoại của người dùng có dung lượng đến 700GB thì cũng chẳng mấy ai "rảnh rỗi" để cài đặt và quản lý một binh đoàn ứng dụng Facebook, khiến trải nghiệm sử dụng của họ chỉ có nước tồi tệ hơn.

    Nguyên nhân khiến Facebook có thể thành công như hiện nay là bởi bản chất một mạng xã hội tập trung. Mọi người có thể bình luận các bức ảnh, post lên tường của nhau, chat chit với nhau tất cả trong cùng một nơi. Việc tách rời các ứng dụng đã làm mất đi giá trị cốt lõi này của Facebook và khiến người dùng phải sử dụng 4 ứng dụng khác nhau trên điện thoại để thực hiện các giao tiếp xã hội mà họ vẫn thường thực hiện ở một ứng dụng duy nhất. Thay vì giành nguồn lực và tài chính vào việc phát triển các ứng dụng độc lập như vậy, đáng lẽ ra Facebook nên dồn nguồn nhân lực đó vào việc cải thiện ứng dụng Facebook hiện tại, làm sao để người dùng chat thoải mái hơn trong ứng dụng Facebook, làm sao để việc chia sẻ ảnh trở nên tuyệt vời hơn đối với người dùng.

    Tách rời: Chiến lược tồi tệ của Facebook đối với người dùng

    Mặc dù vậy, cũng không thể phủ nhận rằng Facebook đóng vai trò thống trị trong lĩnh vực di động. Rất nhiều công ty khác cũng đã "noi gương" Facebook như Foursquare với việc tách thành hai ứng dụng Foursquare và Swarm. Nếu chiến lược này của Facebook thành công ngoài mong đợi, thế giới sẽ chứng kiến rất nhiều màn "ăn theo" đến từ các dịch vụ khác nhằm tạo ra xu hướng. Rồi một ngày chúng ta sẽ có Instagram Photo và Instagram Video; Snapchat Stories cũng thành một ứng dụng riêng biệt.

    Mặc dù chiến lược phát triển "kiểu Facebook" có thể sẽ trở thành một hướng đi sinh lời và nhiều công ty noi theo trong tương lai, nhưng nó sẽ đem lại không ít ác mộng cho người dùng

    Tham khảo: Gizmodo

    >>Ứng dụng Facebook bỏ chức năng chat, bắt người dùng cài đặt Messenger

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ