Apple thắng to trước FBI? Không, trái lại họ còn bị thương rất nặng

    Nguyễn Hải,  

    Dù FBI đã chùn bước trước Apple trên tòa án, nhưng quả Táo cũng bị khuyết thêm một miếng nữa.

    Hãng Apple vừa phải chịu một tổn thất lớn khi chiến thắng trước FBI trong cuộc chiến pháp lý: những lời quảng bá về tính bảo mật của iPhone.

    Cuối cùng FBI đã quyết định từ bỏ nỗ lực buộc Apple giúp đỡ để phá bỏ lớp bảo mật trên chiếc điện thoại của tên khủng bố trong vụ nổ súng ở San Bernardino. Đây có thể xem như một chiến thắng cho công ty. Tuy nhiên, chiến thắng này cũng đi kèm tổn thất, khi FBI tuyên bố họ đã tìm được cách để hack thiết bị này, nhờ một bên thứ ba giấu tên. Đây sẽ là một đòn giáng mạnh vào niềm tin của khách hàng về khả năng bảo vệ thông tin người dùng của Apple.

    Đây không phải là tin tốt nhất cho Apple.” Chris McClean, nhà nghiên cứu về bảo mật dữ liệu tại hãng nghiên cứu Forrester Research, cho biết. “Thương hiệu Apple đang có một chút dấu ấn tại lĩnh vực này. Do chúng tôi không có con số chi tiết, nhưng các khách hàng vẫn sẽ hỏi liệu thiết bị của họ có an toàn hay không. Nếu một công ty có thể đột nhập vào thiết bị này, có khả năng điều đó sẽ được lặp lại với các bất kỳ thiết bị nào.”

    Trong suốt sáu tuần tranh cãi công khai giữa Apple và FBI, cộng đồng công nghệ đã tập hợp lại phía sau để ủng hộ công ty giá trị nhất thế giới, trong khi đó, các chính trị gia ở cả hai đảng trong Quốc hội lại tán thành việc Apple hợp tác với cơ quan điều tra. Lời từ chối của Apple cho các yêu cầu của FBI đã làm dấy lên một cuộc tranh luận về sự cân bằng giữa nhu cầu của việc thực thi luật pháp và tầm quan trọng cho sự riêng tư của khách hàng.

    Chúng tôi sẽ tiếp tục giúp đỡ cuộc điều tra của các cơ quan thực thi pháp luật, như chúng tôi đã làm từ trước đến nay, và chúng tôi sẽ tiếp tục tăng cường bảo mật cho sản phẩm của chúng tôi khi các mối đe dọa và tấn công vào dữ liệu của chúng ta trở nên thường xuyên và tinh vi hơn.” Apple cho biết trong email tuyên bố của mình trước sự kiện này.

    Mối nguy cho iPhone

    Việc nhà sản xuất iPhone cho rằng, tạo ra một cửa hậu cho smartphone sẽ tạo nên một tiền lệ nguy hiểm và gây nguy hại cho hàng triệu người dùng iPhone trên toàn thế giới. Mặc dù họ đã giành chiến thắng ở vòng này trước Bộ Tư pháp, nhưng nó lại là một thực tế nghiệt ngã về việc một bên thứ ba có thể bẻ khóa chiếc điện thoại này. Điều đó cho thấy các thiết bị của Apple không phải là không thể bị hack.

    Apple thường xuyên cập nhật phần mềm iOS chạy trên iPhone và iPad của mình, với mỗi thế hệ đều có những bản sửa chữa các lỗ hổng bảo mật. Mới tuần trước, Apple đã phát hành iOS phiên bản 9.3. Và giữa các thiếu sót của phiên bản này, lỗi mở máy bằng chân cổng cắm được khám phá bởi các nhà nghiên cứu tại Inverse Path, một hãng tư vấn an ninh tại Trieste, Italy. Các nhà nghiên cứu cho rằng, họ có thể chỉnh sửa được iOS và vượt qua các tính năng bảo mật thông qua cổng USB. Khi nghiên cứu này được công bố trên website của họ, bản thân Apple cũng phải thừa nhận lỗ hổng này.

    Cánh cửa sắp đóng

    Tuy nhiên, bất kỳ lỗi bảo mật nào được sửa vào tuần trước cũng không thể ngăn FBI xâm nhập vào chiếc iPhone 5C của nghi phạm nổ súng ở San Bernardino, vốn chạy phiên bản cũ hơn. Cho đến nay, cơ quan này vẫn từ chối tiết lộ chính xác phương pháp mà họ sử dụng. Vì vậy, điều này càng làm cho người dùng nghi ngờ việc cập nhật hệ điều hành có loại bỏ được cửa hậu hay không.

    Giờ thẩm phán của vụ việc này sẽ phải quyết định, có hay không tán thành yêu cầu của FBI để kết thúc vụ ầm ĩ này. Luật sư của Apple tuần trước cho biết họ mong đợi chính phủ cho biết phương pháp bẻ khóa thành công chiếc điện thoại này. Vì vậy, đóng vụ việc này ở đây sẽ cản trở khả năng công ty có được thông tin đó.

    Tuy nhiên, với một quy trình mới được biết như một chương trình đánh giá tính công bằng, FBI có thể sẽ phải tiết lộ các chi tiết này, trừ khi họ thuyết phục được các quan chức trong chính quyền rằng đây là một tình huống liên quan đến an ninh quốc gia, cần phải giữ bí mật để tránh rò rỉ.

    Tuy nhiên, dù thẩm phán quyết định như thế nào, cuộc tranh luận về việc ưu tiên thực thi pháp luật hay quyền riêng tư cá nhân sẽ vẫn tiếp tục. “Tôi không thấy trước kịch bản nào mà trong đó cả hai bên đều hạnh phúc cả.” Eric Berg, cựu luật sư Bộ Tư pháp, và giờ là đối tác tranh tụng tại hãng Foley & Lardner ở Milwaukee. “Những lý lẽ mà cả hai bên đưa ra đều hợp lý, cả cho những người đang vận động hành lang về quyền riêng tư, cũng như cộng đồng những người muốn Apple giúp đỡ chính quyền. Tôi thấy rất khó để có một kết quả, đáp ứng được yêu cầu của cả hai bên trong cuộc tranh luận này.”

    Tham khảo Bloomberg

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày