"Nhiều người sợ rằng sửa iPhone bị luộc đồ, nhưng có cho chúng tôi cũng chẳng làm nổi"

    Yến Thanh,  

    Lời tâm tình từ các hệ thống bán lẻ, các cửa hàng và thợ sửa chữa iPhone.

    Cuối cùng thì khoảnh khắc trọng đại nhất trong năm Âm lịch của người Việt cũng đã đến. Chỉ chờ tới giờ phút giao thừa là hàng triệu trái tim sẽ cùng đếm ngược để chào đón năm Bính Thân 2016 này. Hân hoan, phấn khởi là vậy, nhưng đã bao giờ chúng ta tự hỏi, năm 2015 vừa qua thị trường di động đã thay đổi thế nào?

    Điều gì đáng nhớ và ghi nhận nhất trong 12 tháng đầy biến động với những iPhone, iPad hay Galaxy S6, LG G4? Bạn đừng lo, vì trong bài viết này, chúng tôi sẽ không hề đề cập đến những con số inh tai, nhức óc. Mà chỉ đơn thuần là lời tâm tình từ các hệ thống bán lẻ, các cửa hàng, và thợ sửa chữa iPhone.

    Khi khách hàng là thượng đế

    Theo lẽ thường tình, anh bán tôi mua, tôi trả tiền nên tôi xứng đáng được phục vụ, thuận mua vừa bán là giao dịch thành công. Nhưng không phải lúc nào, người mua cũng hoàn toàn tôn trọng người bán. Chính tâm lý mua hàng kiểu "thượng đế" đôi khi lại trở nên thiếu tế nhị, hoặc đúng hơn là thiếu văn hóa.

    Đây là trường hợp được ghi nhận tại một cửa hàng buôn bán điện thoại tại Hà Nội. Chuyện là có chàng khách nọ tới mua smartphone. Như trớ trêu thay, không rõ là vô tình hay hữu ý, người khách này lại thử loa ngoài ngay tại quán. Và sẽ là không đáng nói nếu đây là một bài hát, một video lịch sự và sạch sẽ.

    Tất nhiên, sự thật sẽ luôn mất lòng. Rõ ràng, không phải cái sai nào cũng thuộc về các cửa hàng, các đơn vị bán lẻ. Nhất là khi có cơ may gặp được một vị thượng đế có "duyên" và có "tâm" tới vậy. Đây cũng một trong rất nhiều trường hợp đang xảy ra với hoạt động buôn bán, sửa chữa smartphone hiện nay.

    Thế nhưng, so với trường hợp sau đây, câu chuyện phía trên vẫn chưa đáng là gì. Trường hợp ghi nhận tại một cửa hàng kinh doanh điện thoại trên đường Trường Chinh, Hà Nội. Chẳng là cửa hàng này có chính sách tặng thẻ nhớ microSD cho người dùng, khi trực tiếp tới cửa hàng chọn, mua smartphone.

    Tuy nhiên, do quy định chưa kỹ lưỡng, nên khi có vị khách lớn tuổi nọ tới mua chiếc iPhone 6 mới cóng tặng con gái vừa tốt nghiệp đại học, chuyện dở khóc, dở cười mới xảy ra. Ngay cả khi ưng ý với chiếc iPhone đã chọn, vị khách nằng nặc đòi phần quà là thẻ nhớ gắn ngoài, dù đã được đề nghị thay phần quà khác.

    Bởi anh này cho rằng, cửa hàng đã quy định tặng thẻ nhớ ngoài cho điện thoại, thì iPhone của anh cũng phải có. Về nguyên tắc là đúng, nhưng mua iPhone lại cần có thẻ nhớ? Chuyện thật mà như đùa. Sau cùng, khi đã được giải thích và kiểm tra kĩ càng, người khách này mới chấp nhận ra về với phần quà khác.

     

    Trên đây là 2 trong số những mẩu chuyện vui về việc mua bán smartphone trong năm vừa qua được chúng tôi sưu tầm lại. Vậy còn chuyện buồn? Vô số. Người ta thường nói, chuyện vui thì chóng quên, mà chuyện buồn lại nhớ mãi. Sau đây là một góc nhìn khác về tình hình mua bán, sửa chữa iPhone trong năm vừa qua.

    "Người dùng chỉ mong điện thoại dùng bền, còn dân thợ chỉ chờ iPhone hỏng để sửa"

    Đây là câu nói vui mà anh N.L, một thợ sửa iPhone lâu năm trên phố Huế, Hà Nội chia sẻ về cái nghề của mình. May mắn thay là cho tới chiều ngày 28 Tết, cửa hàng anh vẫn mở cửa. Để chúng tôi có dịp sẻ chia, cũng như quan sát cái nghề mà anh tự nhận là bạc bẽo, vốn bị người đời dèm pha và thậm chí là oán trách.

    Phóng sự cuối năm về nghề sửa chữa iPhone.

    "Năm nay mình sửa iPhone nhiều hơn, nhưng bán lại ít"

    Anh N.L cho biết, thị trường di động năm nay đã dần đi vào quy củ, đặc biệt là tại các thành phố lớn như Hà Nội hay TP. HCM. Quy củ ở đây có nghĩa, ai bán iPhone thì chỉ bán iPhone, còn ai sửa chữa cũng chỉ cần chuyên tâm vào sửa chữa. Trong khi những năm trước đó, người sửa cũng phải kiêm luôn việc bán.

    Tuy nhiên, bán ít đi cũng không ảnh hưởng nhiều tới giới thợ, bởi giờ đây, công việc sửa chữa iPhone cũng ổn định hơn nhiều. Nói cách khác, iPhone hay rất nhiều sản phẩm tại Việt Nam đang ngày một hỏng nhiều hơn. Và đây chính là thực trạng đang diễn ra tại nước ta. Giải thích theo tầm vĩ mô, anh N.L cho biết:

    "iPhone bắt đầu thịnh hàng tại Việt Nam từ thế hệ iPhone 4, iPhone 4S. Tính cho tới thời điểm này, thị trường chủ yếu vẫn là các máy cũ. Càng cũ, tuổi thọ càng giảm, tỷ lệ sửa chữa càng cao. Đặc biệt là ép kính iPhone. Chẳng hiểu dân ta dùng gì mà phá phát sợ. Ép kính iPhone năm nay đang lên ngôi".

    Luộc đồ: chuyện xưa xin đừng nhắc tới

    Cũng đề cập tới một góc khuất trong nghề sửa chữa iPhone, anh N.L khẳng định, "luộc iPhone" đã là câu chuyện xưa như trái đất. Chỉ 1 hay 2 năm nữa, câu chuyện này sẽ thất truyền. Bởi lẽ, "nhiều người sợ rằng sửa iPhone bị luộc đồ, nhưng có cho chúng tôi cũng chẳng làm nổi".

    Anh giải thích, nhiều khách đi sửa chữa iPhone 6 hay iPhone 6s đều sợ bị "luộc đồ". Sở dĩ đây đều là các sản phẩm đắt tiền, nên tâm lý hoang mang, lo sợ cũng dễ hiểu. Nhưng công bằng mà nói, không phải cứ muốn là được. Thực tế đã chứng minh, Apple đang ngày càng tạo ra những chiếc iPhone khó sửa chữa hơn.

    Do vậy, nếu anh thợ vô lương tâm nào đó muốn "luộc" iPhone của khách, họ sẽ cần tới cả bộ linh kiện để thay, lắp bù vào phần còn trống. Mà tính ra cũng chẳng lời, lỗ được bao nhiêu. Có khi máy khách nhanh hỏng, nhanh tái bệnh, việc bảo hành lại càng tốn công sức và mất thời gian hơn rất nhiều.

    iPhone dựng, thực chất là một hình thức biến tấu

    Anh N.L bộc bạch, thực chất thủ thuật dựng iPhone cũng xuất phát từ nhu cầu sửa chữa, tìm tòi là chính. Lâu dần, vì lợi nhuận nên hình thức này biến tấu thành lừa đảo, đánh mất niềm tin của người dùng. Trước kia, các kỹ thuật dựng iPhone còn khá thô sơ, dễ bị phát hiện nên giới thợ còn rụt rè.

    Nhưng cho tới nay, đã xuất hiện nhiều hình thức dựng máy tinh vi, mà dân trong nghề cũng khó phát hiện nếu không rã máy. Điển hình như vụ việc iPhone 5s hô biến thành iPhone 6s gần đây. Thậm chí, nhiều anh thợ cả còn ngã ngửa người khi biết được thủ thuật thần kì từ các đồng nghiệp nước bạn.

    "Đừng mong Apple làm mạnh tay, thì người ta khó dựng iPhone hơn. Có cung, ắt có cầu. Cái chết ở đây là tâm lý mua rẻ, nhưng luôn đòi hỏi vừa tốt, vừa đẹp, vừa mới của người dùng. Do đó, kinh nghiệm khi mới iPhone không phải chính ngạch là đừng nhăm nhe hàng mới làm gì. Ở đâu cũng có người tốt, kẻ xấu mà thôi".

     

    Chờ đợi gì trong năm mới?

    Tình trạng iPhone dựng giảm đi? Không. Nhiều người đi sửa iPhone hơn nữa? Không. Kết thúc năm Ất Mùi đầy biến động, anh N.L cho rằng, chỉ cần người dùng tìm được đúng nơi có thể đặt niềm tin là người thợ sửa chữa như anh đã vui biết mấy. Một người làm quan, cả họ được nhờ.

    Bởi chỉ tới khi nào, người dùng có được cái nhìn công tâm hơn với nghề sửa chữa iPhone. Thì tới lúc đó, những người thợ như anh N.L, hay vô vàn những người thợ ngoài kia mới đủ động lực cháy hết mình với công việc, với niềm đam mê của mình. Đâu đó ngoài kia... Xuân xuân ơi xuân đã về!

     

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ