Tại sao các nhà sản xuất Android lỗ vẫn làm?

    PV,  

    Tiền bạc chỉ là vấn đề nhỏ, các thiết bị Android mang đến những tuyên ngôn có ý nghĩa to lớn hơn với các nhà sản xuất.

    Có thể tóm tắt thị trường Android như sau: Samsung đang tạm ổn, LG và Sony có thể làm tốt hơn, HTC đang lạc lối và Motorola coi như đã chết.

    Smartphone đã trở thành một phần thiết yếu của nền công nghệ hiện đại, nhưng thị trường này dường như chỉ còn hai cái tên Apple và Samsung đang làm ăn có lãi.

    Các báo cáo tài chính hàng quý đang tô lên màu sắc nhợt nhạt trên bức tranh chung với các nhà sản xuất làm không đủ tiêu, dù số smartphone bán ra ngày càng tăng và chất lượng cũng tăng tương đương. Sự thật ảm đạm này khiến người ta phải đặt vấn đề, tại sao các tên tuổi này vẫn tạo ra các thiết bị Android chẳng mấy lợi ích nữa?

    Tình hình hiện tại là sản phẩm hệ quả của việc chạy theo cơ hội do Google tạo ra với Android nhưng lại trì trệ không thay đổi. Những khoảng trống khổng lồ mà Nokia và Palm để lại để tạo điều kiện để những tay đua cấu hình như HTC vươn lên, nhưng rồi lại phụ thuộc các giải pháp phần mềm của họ vào Android.

    Nhiều cái tên đã thành công theo cách này, ngoài HTC còn có Samsung. Tuy vậy, các làn sóng tương tự đến từ phương Đông, đặc biệt là Trung Quốc đã nhanh chóng đánh chìm giá trung bình của smartphone Android (và lợi nhuận của các nhà sản xuất). Ngay cả CEO Yang Yuanqing của Lenovo, chủ nhà trên sân chơi nhạy cảm giá Trung Quốc, cũng phải than rằng các nhà sản xuất địa phương đang quá phi lý và phi lợi nhuận.

    Nếu không có tiền, liệu một công ty có tiếp tục thực hiện nghĩa vụ Android OEM hay không? Về mặt lý thuyết, mọi công ty OEM di động đều có khả năng thành công như Samsung, nhưng thực tế rõ ràng đang chứng minh điều ngược lại. Ngay cả Samsung Moblie cũng không duy trì nổi lợi nhuận, đang trong tình trạng mà các nhà phân tích gọi là “bứt tốc để đứng yên”. Vậy còn cách nào để kết nối những kết quả đầy khát vọng và những lần thử nghiệm vấp váp?

    Với LG, mỗi smartphone mới là dịp trưng ra những sản phẩm kỹ thuật cho nhiều mảng kinh doanh linh kiện nằm trong hệ thống công ty của họ. LG Chem sản xuất pin, LG Display mang đến các màn hình cao cấp, LG Mobile kết hợp tất cả chúng lại với nhau như trong G Flex. Trưng ra bằng chứng dẫn đầu ngành công nghiệp sẽ thuyết phục được các OEM mua và sử dụng linh kiện từ LG, và mang họ đến với những nhóm người dùng rộng hơn. Trên thế nữa, LG tin rằng smartphone cần kết nối với hệ sinh thái đang lên của nhà thông minh, TV và các nội thất thông minh trong xe hơn, cùng với đó, di động sẽ cung cấp những lợi thế quảng cáo hoàn toàn miễn phí. Smartphone có vẻ quá cơ động và quan trọng, nên mỗi công ty điện tử đều cần phải sở hữu một thiết bị mang thương hiệu của mình.

    Sony theo đuổi điều tương tự với dòng Xperia. Chúng là thiết bị thuộc hàng tốt tân nhất, gói ghém những chi tiết hiện đại nhất nhì thế giới - và dù cũng đầy những điểm yếu, di động từ Sony rõ ràng mang lại nhiều danh tiếng cho các kỹ sư. Trước Apple và Samsung, Sony là tên tuổi công nghệ đầy cảm hứng, một công ty lấy sự cải tiến làm mục tiêu, do vậy, không tham gia vào thị trường smartphone sẽ là một sai lầm chí tử. Sony cũng có những hệ sinh thái riêng như cho phép chơi PlayStation 4 trên di động của họ, dù PS Vita dường như là lựa chọn thông minh hơn với các tín đồ.

    Các nhà sản xuất khác dường như cũng đang kiếm tiền ở đâu đó ngoài smartphone, Xiaomi nổi tiếng vì bán di động sát giá sàn và sau đó tìm kiếm tiền bạc ở thông qua các dịch vụ khác và ở mảng bán ba lô. Hệ sinh thái của Amazon không quá khác biệt, với chiếc Kindle Fire đóng vai trò phổ biến các cửa hàng online và nội dung hàng hóa đến tận nhà khách hàng. Nếu Fire Phone không quá tệ, có lẽ nó đã trở thành hạt nhân của chiến lược này - dù rằng thất bại đó cũng đã chứng minh phần nào sai lầm chiến thuật từ đầu của Amazon.

    Không phải công ty OEM nào cũng đủ khả năng để kén cá chọn canh. Android có thể không mang lại lợi nhuận, nhưng đâu còn nền tảng nào khác? Microsoft gần như từ bỏ chính đứa con Windows Phone - họ đã sẵn sàng mọi công cụ để chuyển phần mềm di động, cả bàn phím, sang iOS và Android - BlackBerry cũng làm tương tự năm ngoái. Không có lựa chọn khác, vì Apple không muốn chia sẻ iOS.

    Câu trả lời cho HTC hay BlackBerry rất rõ ràng, họ quá phụ thuộc vào Android. Giải pháp đa dạng hóa đã được tính đến: HTC đang mở rộng ra Vive VR và BlackBerry đang dựa vào các hoạt động kinh doanh để sống còn. Smartphone là con bài tuyệt vọng của hai hãng này.

    Vẫn rất khó khăn để tạo ra một thiết bị Android tuyệt hảo, nhưng chế tác ra một chiếc điện thoại tròn vai thì rất dễ dàng. Bản thân Android gốc đã là một nền tảng di động cao cấp, nên các nhà sản xuất chỉ cần tìm cách sản xuất và bán ra nhiều nhất có thể những thiết bị đẹp đẽ với mức tiền hợp lý nhất. Lịch sử sẽ ghi danh Palm, Motorola, Sony Ericsson và mảng thiết bị của Nokia, những nạn nhân bị nhấn chìm dưới làn sóng Android.

    Những gì còn lại sau cơn bão đó, là Apple và Samsung ở đỉnh cao, và một biển cả đầy các tên tuổi Trung Quốc đang dùng chiêu bài giá rẻ cắn xé lẫn nhau (và thi thoảng cắn cho Samsung một vố). Động lực của những kẻ sống sót này tất nhiên vẫn là lợi nhuận, dù chỉ là kiểu nhặt nhạnh như các nhà sản xuất Trung Quốc hay kiểu nhổ gốc bán ngọn như Apple. Vậy những cái tên còn lại sẽ nhận được gì? Mảng mobile có quá cần thiết để được LG duy trì? Motorola dường như đã bỏ cuộc. Sony có chấp nhận bù lỗ để giữ lại “linh vật” smartphone của họ không? Nokia đã nói không. Lợi nhuận trong ngành di động đã chuyển từ phần cứng sang phần mềm và dịch vụ, và đa số các công ty dường như vẫn chưa quen với thực tế này.

    Theo Zing

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ