Một công ty lớn chỉ tồn tại trong 30 năm, còn đây là 4 chiến lược Jeff Bezos dùng để giúp Amazon “trường tồn” mãi mãi với giá trị “khủng” nhất thế giới!

    Hương Giang, Theo Trí Thức Trẻ 

    Bởi Amazon đã được 24 năm tuổi, nên Jeff Bezos cực kỳ cẩn trọng trong mỗi bước đi, để tránh được "thảm họa" thường xảy đến với các doanh nghiệp đã "tồn tại" 30 năm.

    "Amazon không mạnh đến mức có thể "trường tồn" mãi mãi. Thực ra, tôi dự đoán rằng Amazon rồi sẽ sụp đổ", đó là những gì Jeff Bezos - CEO và nhà sáng lập của Amazon, nói với các nhân viên của mình trong một cuộc họp hồi năm 2018. Ông nói thêm: "Amazon sẽ phá sản".

    Nếu bạn nhìn vào những công ty lớn, khoảng thời gian "tồn tại" của họ là hơn 30 năm, chứ không phải hơn 100 năm. Vậy nên, Bezos đã đúng. Một công ty quy mô trung bình ở Mỹ sẽ "bay biến" với tốc độ nhanh hơn, khoảng 30 năm, theo Martin Reeves, chiến lược gia nổi tiếng với bài thuyết trình trên TED Talk về cách xây dựng một công ty có thể trụ vững trong 100 năm Một điều đáng ngạc nhiên khác, Reeves nói rằng 32% các công ty sẽ không thể tồn tại trong 5 năm kể từ bây giờ, dù họ có được mua lại hay thất bại vì phát triển quá nhanh.

    Vậy làm thế nào để ngăn chặn sự sụp đổ đáng tiếc ấy?

    Bezos cho biết mục tiêu của ông là giúp Amazon "trường tồn" mãi mãi, việc này sẽ được ông thực hiện trong suốt cuộc đời mình. Để làm được điều đó, người đàn ông giàu nhất thế giới ông sử dụng một triết lý mới được đặt tên là "Ngày thứ nhất" (Day 1). Hãy thử tưởng tượng, nếu CEO của bạn đứng trước công ty và nói: "Chúng ta sắp phá sản rồi." Đó chính là điều mà Jeff Bezos thực hiện rất nhiều lần và lặp đi lặp lại.

    Một công ty lớn chỉ tồn tại trong 30 năm, còn đây là 4 chiến lược Jeff Bezos dùng để giúp Amazon “trường tồn” mãi mãi với giá trị “khủng” nhất thế giới! - Ảnh 1.

    Ông luôn nói mình dự đoán rằng một ngày nào đó Amazon sẽ ngừng hoạt động. Không phải là hiện tại công ty làm ăn "bết bát", mà bởi nếu nhìn vào các số liệu thống kê, chúng ta sẽ thấy tất cả các công ty cuối cùng sẽ đi đến hồi kết và được thay thế.

    Vị tỷ phú luôn nói về Day 1 trong hàng thập kỷ. Ông làm việc trong một toà nhà thuộc trụ sở của Amazon có tên là "Day 1". Cái tên này là giai đoạn đổi mới và tăng trưởng của một công ty. Vậy còn Day 2 là gì?

    Một nhân viên của Amazon hỏi Jeff Bezos rằng "Day 2" nghĩa là gì? Ông nói, Day 2 là khởi đầu của sự kết thúc. Ông giải thích về viễn cảnh của Day 2: "Để nói rõ, sự lao dốc của công ty sẽ diễn ra với tốc độc cực kỳ chậm. Một công ty niêm yết có thể mất nhiều thập kỷ để tiến tới Day 2, nhưng rồi họ cũng sẽ đến."

    Dưới đây là 4 chiến lược mà Jeff Bezos áp dụng để giúp Amazon luôn ở vị thế vững chắc.

    Chiến lược đầu tiên: Khiến khách hàng hài lòng

    Ông chủ Amazon tin rằng nếu bạn thực sự quan tâm đến việc chiều lòng khách hàng, thì bạn sẽ đưa ra những sự thay đổi, sáng tạo mà họ sẽ yêu thích đến mức không thể thốt lên lời. Jeff Bezos viết trong một bức thư gửi đến các cổ đông hồi năm 2017: "Không một khách hàng nào từng yêu cầu Amazon về việc cung cấp chương trình thành viên Prime, nhưng chắc chắn rằng họ muốn tham gia chương trình đó khi nó đã ra mắt và tôi có thể đưa ra rất nhiều ví dụ."

    Hơn nữa, rất nhiều nhà lãnh đạo có quan điểm tương tự. Có thể thấy, cựu CEO của Apple, Steve Jobs, không muốn tập trung vào việc đổi mới theo xu hướng của số đông. Ông cảm thấy mọi người không biết mình muốn gì cho đến khi được bạn "dâng tận miệng".

    Chiến lược thứ hai: Luôn luôn kiên định!

    Ông nói rằng: "Chúng tôi luôn thực hiện cách này." Đừng để những ý tưởng khác ảnh hưởng đến bạn. Bạn nên thường xuyên đặt câu hỏi rằng liệu còn cách nào khác tốt hơn để làm những điều mới không."

    Bezos chia sẻ: "Một quá trình đưa ra ý tưởng hiệu quả sẽ giúp bạn phục vụ khách hàng tốt hơn. Nhưng nếu không cẩn thận, những ý tưởng mới sẽ cản trở bạn. Điều này có xu hướng xảy ra ở các doanh nghiệp lớn."

    Một công ty lớn chỉ tồn tại trong 30 năm, còn đây là 4 chiến lược Jeff Bezos dùng để giúp Amazon “trường tồn” mãi mãi với giá trị “khủng” nhất thế giới! - Ảnh 2.

    Ông nói thêm: "Bạn ngừng nhìn vào kết quả và chỉ cần chắc chắn rằng mình đã làm đúng quá trình đã đặt ra. Nhưng quá trình không phải là vấn đề. Điều đó luôn đáng để đặt ra câu hỏi, rằng chúng ta đã kiểm soát cả quy trình hay để nó kiểm soát chúng ta?."

    Nỗ lực giữ vững mọi thứ cũng là một chiến lược tồi

    Thay vào đó, bạn nên chú ý những gì đang xảy ra trong ngành của mình và bắt tay vào thực hiện.

    Với tốc độ phát triển nhanh chóng của công nghệ, không có công ty nào đủ khả năng để duy trì những "ngày tháng xưa cũ tươi đẹp" và chối từ các xu hướng mới. Tốt hơn hết là tự mình bứt phá, thay vì để thứ khác cản trở bạn. Vì thế, nếu chú tâm đến sự thay đổi, thì bạn nên vượt qua, chứ không phải "lờ" nó đi.

    Chiến lược cuối cùng: Nhanh chóng đưa ra quyết định

    Người đàn ông giàu nhất thế giới đưa ra một cụm từ cho nhóm lãnh đạo của Amazon: "không đồng ý và cam kết", để giúp họ có những quyết định cứng rắn. Điều lý tưởng nhất là một nhà lãnh đạo sẽ cảm thấy tự tin 100% khi đưa ra quyết định.

    Tuy nhiên, điều này không hề thực tế chút nào. và nếu bạn đang chờ đợi cho đến khi cảm thấy hoàn toàn tự tin hay "góp nhặt" được toàn bộ thông tin, thì cơ hội đó đã không còn nữa, trong khi bạn lại không hề nhanh chóng đưa ra động thái nào." Bezos thì chỉ ra rằng điều đó không hoàn toàn sai. Sự thất bại có thể giảm bớt nếu bạn nhận ra mình sai ở đâu và sau đó nhanh chóng hành động.

    Điều gì xảy ra khi nhóm lãnh đạo của bạn có bất đồng về định hướng tương lai? Bezos sử dụng cụm từ "không đồng ý và cam kết" để tiết kiệm thời gian. Ông thường áp dụng nó trong trường hợp không đạt được sự đồng thuận với các đồng nghiệp và cần phải đưa ra quyết định ngay lập tức. Bezos nói: "Đó là sự bất đồng, một cách thể hiện thẳng thắn quan điểm của tôi, một cơ hội cho cả team cân nhắc về quan điểm của tôi và một cách để họ kiên định với suy nghĩ của mình."

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ