Một nhà khoa học chuyển giới đã tính chi phí bị phân biệt đối xử là bao nhiêu

    Ngocmiz,  

    Nếu bạn khác biệt với số đông, khả năng cao là bạn sẽ phải cố gắng gấp bội để có được sự tín nhiệm cũng như thăng tiến ngang bằng những người bình thường khác.

     Vivienne Ming

    Vivienne Ming

    Vivienne Ming là một doanh nhân, nhà khoa học dữ liệu và chuyên viên về dữ liệu lớn. Bà rất thích khai thác và phân tích các con số. 3 năm qua, Ming liên tục tính toán chi phí (kể cả về tiền bạc hay cơ hội) một người sẽ phải chịu nếu người đó khác biệt với số đông – chẳng hạn như một phụ nữ muốn tham gia những lĩnh vực đặc thù nhiều nam hay nếu bạn mang giới tính thứ ba thì liệu bạn có cơ hội ngang bằng những người khác không? Ming gọi đây “thuế phí” của sự khác biệt.

    Khi còn phụ trách nghiên cứu tại Gild, một công ty chuyên nghiên cứu về nguồn nhân lực, Ming và các đồng nghiệp đã diễn giải những yếu tố tạo nên một lập trình viên thành công bằng việc thu thập và phân tích dữ liệu từ hơn 100 website như LinkedIn, Facebook, Bitbucket,…, chọn ra 55.000 biến số khác nhau hay khảo sát họ một loạt câu hỏi chi tiết.

    Ming cũng sử dụng những dữ liệu này để xét xem liệu các công ty thường thuê người giỏi nhất hay người có bằng cấp sáng giá nhất. Bà cũng tìm hiểu những cơ hội thăng tiến trong công việc của phụ nữ so với đàn ông và cho biết “Tôi luôn tò mò về những vấn đề đó. Liệu tôi có thể coi đây là sự khác biệt về “thuế phí” cơ hội của các nhóm khác nhau trong xã hội?”

    Cơ hội ngang bằng

    Để tính ra lượng thuế phí này, Ming đã xây dựng các mô hình đo lường khả năng của mọi người trong những công việc chưa bao giờ làm. Các khảo sát đã cho bà thấy được mức “thuế phí” mà nhóm người thiểu số, khác biệt trong xã hội cần “đóng” để có được cơ hội ngang bằng với những người bình thường khác.

    Dưới đây là một số kết quả Ming đã thu được từ các tính toán của mình:

    - Đàn ông LGBT ở Anh phải chịu khoản phí cơ hội là 54.000 USD

    - Phụ nữ làm việc trong ngành công nghệ ở Mỹ phải chịu khoản thuế cơ hội tương đương 100.000 đến 300.000 USD. Con số này ở Hongkong hay Singapore là 800.000 đến 1.500.000 USD!

    Nếu bạn khác biệt với số đông, bạn sẽ phải đi học trường tốt hơn, có năng lực cao hơn hay làm việc tại những công ty tốt hơn mới có thể thăng tiến như phần đông những người bình thường khác.

    Đây chính là một loại sưu thuế mà bạn không trả cho chính phủ hay bất cứ đơn vị nào ngoài chính những cơ hội bạn có thể được hưởng.

    Ming hiểu chuyện bị phân biệt đối xử có thế tệ hại đến mức nào. Bà thực chất là một người chuyển giới và trước năm 30 tuổi vẫn là nam. Sau khi trở thành phụ nữ, bà đã tận mắt chứng kiến cảnh những người khác biệt với số đông bị phân biệt ra sao. Trước đây, các sinh viên thường tham vấn Ming nhiều điều nhưng kể từ sau khi bà chuyển giới, họ bớt hỏi đi rất nhiều.

    Ming nhận định “Chúng ta thường không giỏi đánh giá người khác và thậm chí với những người khác mình, khả năng đánh giá của chúng ta còn tệ hại hơn.”

    Suy nghĩ khác biệt

    Phát biểu tại hội nghị “Kiêu hãnh và định kiến” về LGBT của tờ The Economist tại London tuần trước, Ming có nói với khán giả rằng bà không chỉ tính toán ra thuế phí mà còn tính được cả lợi ích của việc khác biệt với số đông.

    Cụ thể là bà đã thu thập cơ sở dữ liệu về các doanh nhân, tìm hiểu về nền tảng, nhân thân của họ, số tiền họ gọi vốn được hay cả số lượng công ăn việc làm họ tạo ra. Trong vòng 10 năm qua, các các doanh nhân thuộc giới tính thứ ba đã tạo ra khoảng 3 triệu việc làm mới sau khi di chuyển từ những thành phố nhỏ như Dallas sang những thành phố lớn như New York.

    Một trong những dự án khác của Ming là tạo ra công cụ giúp các công ty nhận ra những thiên lệch, sai lầm trong quy trình tuyển dụng. Những công cụ này sẽ giúp các quản lý nhìn ra được những giá trị mà họ tôn thờ quá đà, ví dụ như bằng cấp, hay những thứ mà họ vẫn thường coi nhẹ, chẳng hạn như những ứng viên khác biệt với số đông.

    Bà cũng chỉ ra rằng những quản lý làm việc trong chính phủ thường thiên vị nam giới khi tuyển chọn số lượng ngang bằng tất cả các ứng viên nam có bằng cử nhân, thạc sỹ và tiến sỹ trong khi với ứng viên nữ lại chỉ tuyển những người có bằng tiến sỹ.

    Bà phát biểu “Phân biệt đối xử không thể tự nó biến mất. Chính bản thân chúng ta mới có thể hoàn toàn giải quyết được nó.”

    Và bà muốn thay đổi thái độ của mọi người về điều này. “Tôi không xây dựng một thống AI mà sẽ tạo ra những thấu kính giúp chỉnh lại tầm nhìn của mọi người.”, Ming chia sẻ.

    Tham khảo Quartz

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ