Một nhà nghiên cứu Stanford đã có giải pháp thay thế cho 65 năm "cơm áo gạo tiền" đến kiệt sức của loài người

    Long.J,  

    Ở Mỹ, phần lớn người dân sẽ nghỉ hưu đột ngột ở tuổi 66, khi đủ điều kiện để nhận đầy đủ các khoản trợ cấp an sinh xã hội. Bên cạnh việc nền kinh tế phải chịu áp lực do số người cao niên ngày càng tăng - đột ngột mất đi địa vị, công việc, giao tiếp xã hội sau khi nghỉ hưu, chắc chắn không phải động thái lành mạnh về mặt tâm lý.

    Đối với những người đang rơi vào khủng hoảng trung niên, việc gìn giữ sự nghiệp cá nhân, con cái phụ thuộc và cha mẹ già... Khiến họ cảm thấy mình chẳng còn chút thời gian nào cho bản thân.

    "Tuy nhiên, vẫn có thời gian để hoàn thành tất cả," nhà tâm lý học Laura Carstensen, người sáng lập Trung tâm Stanford và Tuổi thọ nói. "Vấn đề duy nhất chúng ta đều mắc phải, là sắp xếp cuộc sống một cách sai lầm."

    Một nhà nghiên cứu Stanford đã có giải pháp thay thế cho 65 năm cơm áo gạo tiền đến kiệt sức của loài người - Ảnh 1.

    Một người phụ nữ tròn 40 tuổi vào hôm nay có thể sống thêm 45 năm nữa, còn trung bình, 5% trong số đó thể ăn sinh nhật 100 tuổi.

    Trong khi đó, đàn ông 40 tuổi chỉ có thể sống thêm trung bình 42 năm nữa thôi. Với nhiều người trung niên, những năm tháng sau tuổi 40, họ vẫn khỏe mạnh và đủ sức làm những công việc không yêu cầu lao động nặng. Vậy thì, tại sao chúng ta cứ cố gắng gộp dồn tất cả nghĩa vụ, nghề nghiệp, gia đình... Một cách điên cuồng trước năm 40 tuổi?

    Thay vì chạy nước rút trong 40 năm cuộc đời rồi kết thúc đột ngột ở tuổi 65, Carstensen lập luận, chúng ta nên lên kế hoạch cho sự nghiệp "marathon" dài hơi nhưng có nhiều thời gian nghỉ ngơi hơn trong quá trình học tập, xây dựng gia đình và nghĩa vụ bên ngoài nơi làm việc.

    Một nhà nghiên cứu Stanford đã có giải pháp thay thế cho 65 năm cơm áo gạo tiền đến kiệt sức của loài người - Ảnh 2.

    "Chúng ta cần mô hình mới," Carstensen cho hay khi nói đến những tiêu chuẩn hiện tại xoay quanh cuộc sống và sự nghiệp.

    "Nhưng đó không phải cách hay, vì nó bỏ qua yếu tố thời gian. Người người đang làm việc toàn thời gian trong khi phải nuôi con, bạn hầu như chẳng bao giờ được nghỉ ngơi, bạn không bao giờ bước ra khỏi vùng bận rộn đó đến một ngày kiệt sức..."

    Còn tuổi thọ? Carstensen không nhìn nó dưới cái nhìn của chủ nghĩa bất tử, nơi cơ thể con người được hack để sống lâu hơn, làm việc dai hơn. Cô cho rằng, nếu nhân loại biết cách sắp xếp lại cuộc sống, chúng ta sẽ thọ hơn, khỏe mạnh hơn bất kỳ giai đoạn nào trong lịch sử.

    Ở Mỹ, phần lớn người dân sẽ nghỉ hưu đột ngột ở tuổi 66, khi đủ điều kiện để nhận đầy đủ các khoản trợ cấp an sinh xã hội. Bên cạnh việc nền kinh tế phải chịu áp lực do số người cao niên ngày càng tăng - đột ngột mất đi địa vị, công việc, giao tiếp xã hội sau khi nghỉ hưu, chắc chắn không phải động thái lành mạnh về mặt tâm lý.

    Sau nhiều năm khảo sát và nghiên cứu, Carstensen cho biết con người nên bắt đầu làm việc toàn thời gian vào khoảng 40 tuổi, thay vì 20 như bình thường. Sự nghiệp sẽ kéo dài lâu hơn, sau đó chuyển đổi dần sang bán thời gian và nghỉ hưu hoàn toàn ở tuổi 80.

    Rõ ràng, đây là con đường lạ lẫm nhất mà chúng ta được thấy trong lịch sử phát triển của con người và chắc chắn, nó đi kèm với sự đánh đổi.

    "Không có lý do thực sự lý giải việc chúng ta nên sống như vậy. Điều khó khăn nhất chính là, làm thế nào để thay đổi," Carstensen nói. "Nhưng một khi bắt đầu, những vấn đề khiến nhân loại băn khoăn sẽ ít đi hẳn."

    Theo Quartz

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày