Một nhà thiết kế đồ hoạ người Pháp kiện Disney vì đã sao chép tác phẩm của mình

    KON,  

    Khi Disney tung ra bốn poster quảng cáo phim Solo: A Star Wars Story vào tháng trước, thiết kế phong cách đậm chất retro này đã khiến nhiều fan hâm mộ phấn khích, đứng ngồi không yên, ngoại trừ một nhà thiết kế đồ hoạ tại Pháp.

    Hachim Balhous đã viết trên Facebook của mình vào ngày mùng 2 tháng 3: "Tôi rất cảm khích khi chất lượng sản phẩm của tôi được công nhận, song đó rõ ràng là sao chép." Nhà thiết kế này đã đặt những bức poster của Star Wars bên cạnh những thiết kế CD mà anh đã làm cho hãng Legacy Recordings của Sony Music vào năm 2015, và qua đó, dường như đang có một sự "đạo" thiết kế đang diễn ra ở đây. Anh tiếp tục: "Tôi đã không được ai hỏi xin sự cho phép của tôi. Tôi mong là tôi sẽ được công nhận và được trả tiền cho thiết kế mà tôi đã làm cho Sony!"

    Một nhà thiết kế đồ hoạ người Pháp kiện Disney vì đã sao chép tác phẩm của mình - Ảnh 1.

    Sau khi thu hút được sự quan tâm rộng rãi vào cuối tuần, Bahous đã xoá bài cáo buộc trên Facebook (hoặc có thể anh đã thay đổi cài đặt sang chế độ riêng tư) vào ngày hôm qua. Disney đã trả lời tờ Hollywood Reporter rằng họ đang điều tra nguồn gốc của những tấm poster này. Những tấm poster này đã được tạo ra bởi studio thiết kế BLT Communications. Bahous, Disney và BLT Communication đều chưa trả lời các câu hỏi của Quartz.

    Một nhà thiết kế đồ hoạ người Pháp kiện Disney vì đã sao chép tác phẩm của mình - Ảnh 2.

    Các thiết kế của Balhous (trái) khi đặt cạnh các poster phim của Disney

    Hành vi "đạo" lại các thiết kế đồ hoạ không phải là hiếm

    Balhous không phải là nhà thiết kế đồ hoạ đầu tiên có sản phẩm bị đạo nhái. Nhà thiết kế người Bỉ, Olivier Debie đã kiện Uỷ Ban Olympic Tokyo năm 2020 sau khi phát hiện ra những tương đồng trong thiết kế logo của sự kiện với phiên bản thiết kế logo cho nhà hát Théâtre de Liège mà ông đã làm ra nhiều năm trước đó. Sau vụ cáo buộc, uỷ ban Nhật Bản đã phải bỏ ý tưởng logo đó và công bố một cuộc thi cộng đồng để tìm ra một thiết kế logo mới.

    Nhà sử học Steven Heller cho rằng sự bắt chước là không thể tránh khỏi. "Nếu có cái gì đó tốt, nó sẽ bị đạo nhái. Hãy nhìn vào Coke và Pepsi. Hãy nhìn vào những phiên bản nhái lại Starbucks."

    Một nhà thiết kế đồ hoạ người Pháp kiện Disney vì đã sao chép tác phẩm của mình - Ảnh 3.

    Thiết kế của Balhous

    Một nhà thiết kế đồ hoạ người Pháp kiện Disney vì đã sao chép tác phẩm của mình - Ảnh 4.

    Poster của Disney

    Heller cho biết dường như có đủ những điểm tương đồng trong thiết kế hình ảnh giữa thiết kế của Halhous và poster của Disney để có thể kết luận rằng đây là một vụ đạo nhái: font chữ dày đặc, nền nhám, bảng màu được sử dụng và cách thiết kế nhân vật ẩn sau các con chữ, v.v... đều giống nhau.

    Tuy nhiên cũng cần lưu ý là kỹ thuật hiển thị hình ảnh trong chữ cái (image fill) không phải là phát minh của Balhous. Nhiều thập kỉ trước khi Adobe tung ra tính năng này trên Photoshop, nhiều nhà thiết kế đồ hoạ, bao gồm Paul Rand, Herb Lubalin, và Saul Bas cũng đã sử dụng kĩ thuật này trong các tác phẩm của họ. Heller nhận xét: "Đó là một trong những kĩ thuật phổ biến nhất. Nó xuất hiện nhiều đến nỗi chúng tôi còn không biết ai là người đầu tiên làm ra cái này."

    Gail Anderson, một nhà thiết kế từng đạt nhiều giải thưởng cho poster phim cho ngành công nghiệp giải trí, cho rằng có nhiều lý do cách xử lý hình ảnh kiểu này thường được sử dụng: "Đó là một cách thông thường để đem hội hoạ vào poster phim và kịch. Tuy nhiên, thành thực mà nói, những mẫu này trông khá giống nhau."

    Một nhà thiết kế đồ hoạ người Pháp kiện Disney vì đã sao chép tác phẩm của mình - Ảnh 5.

    Các thiết kế của Saul Bass, Philip Castle

    Thách đấu với các công ty lớn

    Theo luật sư Barry F. Irwin, người sáng lập Irwin IP và là phó chủ tịch của hội Luật sư cho ngành Sáng tạo Mỹ thuật đã cho biết, một vụ vi phạm bản quyền rõ rành rành như vậy lại không dễ dàng được minh chứng trong toà.

    Các nhà thiết kế cần phải đáp ứng đủ hai tiêu chí để thắng được một vụ kiện trong toà: Họ phải chỉ ra được "những điểm tương đồng đáng kể" trong thiết kế, và chứng minh được rằng các nhà thiết kế đã có thể tiếp cận được với những thiết kế ban đầu (trong trường hợp này, đó là những thiết kế CD của anh Balhous.) Họ sẽ có thể phải tra hỏi những nhà thiết kế poster phim Star Wars để chỉ ra bảng ý tưởng thiết kế của họ, hoặc phải trình diễn quá trình hình thành concept thiết kế tại phiên toà. Một khó khăn nữa là Balhous đang sống tại Pháp, và không có một tiêu chuẩn "bản quyền quốc tế" nào áp dụng được cho tất cả các quốc gia, theo Văn phòng Bản quyền Hoa Kỳ đã giải thích.

    Quá trình kiện tụng kéo dài có thẻ khiến các nhà thiết kế nghèo, những người làm việc đơn độc bị nản lòng. Các doanh nghiệp biết và có thể lạm dụng điều này. "Trong nhiều trường hợp, các công ty lớn, đặc biệt là khi họ chỉ phải đối mặt với các cá nhân, sẽ chọn đi kiện đến cùng, thay vì tìm cách đưa ra thoả thuận giữa hai bên, vì họ biết rằng những người chơi nhỏ lẻ phía bên kia sẽ không đủ khả năng chi trả cho chi phí kiện tụng," Irwin giải thích.

    Tuy nhiên, điều này không nên là lí do ngăn cản các nhà thiết kế khẳng định quyền của họ. Irwin cho biết: "Bạn có thể tìm các luật sư sẵn sàng nhận các vụ kiện mà không tính phí, hay chỉ dùng phí dự phòng." Tổ chức của Irwin chuyên nhận các dịch vụ pháp lý không tính phí, giải quyết các vụ kiện liên quan đến giáo dục hoặc các tranh cãi chi phí thấp. "Đó là cách duy nhất để các nhà thiết kế có thể theo đuổi các vụ kiện đến cùng. Bạn sẽ phải trả các chi phí pháp lý nếu như chọn trả cho luật sư từ tiền túi của mình, và có thể còn tốn nhiều hơn là số tiền mà bạn nhận lại từ vụ tố tụng."

    Do quy trình pháp lý phức tạp, không có gì là lạ khi các nhà thiết kế chọn quay sang toà án dư luận, sử dụng mạng xã hội và bảo chí, để khơi mào vụ kiện. Thường thì như vậy là đủ để các tập đoàn lớn phải thấy xấu hổ và giải quyết vấn đề.

    Tham khảo Quartz

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ