Năm 2017: nguồn cung màn hình AMOLED và bộ nhớ flash khan hiếm, giá thiết bị sẽ tăng mạnh

    Ngocmiz,  

    Ngay cả khi thị trường smartphone toàn vẫn tiếp tục lao dốc thì nhu cầu cao của một số loại linh kiện vẫn có thể gây sức ép rất lớn lên toàn bộ chuỗi cung ứng.

    Mới đây, các chuyên gia phân tích của TrendForce dự báo rằng 2017 sẽ là năm màn hình AMOLED và bộ nhớ NAND sẽ rơi vào khan hiếm trên diện rộng.

    Sự khan hiếm nguồn cung màn hình AMOLED chính là nguyên nhân khiến Apple quyết định chuyển sang sử dụng màn hình OLED cho iPhone 7 và ngày càng tỏ ra hứng thú với các loại màn hình LCD cho smartphone. Các nhà phân tích cũng dự đoán rằng AMOLED sẽ chiếm trọn 42% thị phần màn hình điện thoại toàn cầu vào năm 2019, tăng đáng kể so với mức 22% hiện nay.

    Theo chuyên gia phân tích Anita Wang thì “doanh số bán TV và smartphone sẽ tiếp tục tăng vào năm 2017. Tuy nhiên, sự khan hiếm về nguồn cung màn hình AMOLED cũng sẽ có tác động lớn đến cả 5 thị trường sản phẩm cốt yếu.” Ngành thực tế ảo (VR) cũng được dự đoán là cũng chịu ảnh hưởng tương tự như smartphone khi sự khan hiếm này xảy đến.

    Điều này cũng có nghĩa là nguồn cung màn hình AMOLED vẫn sẽ tiếp tục tăng trưởng nhanh khi các nhà sản xuất tập trung vào những công nghệ màn hình giá rẻ hơn. Năm 2017, sản lượng màn hình AMOLED 2017 được kỳ vọng sẽ đạt mức tăng trưởng hàng năm 46% với Samsung Display (SDC) là một trong những nhà cung ứng hàng đầu.

    Tuy nhiên, không may là trong địa hạt sản xuất smartphone, các đơn hàng từ Samsung và Apple vẫn sẽ được chú trọng cao hơn. Chuyên gia phân tích Boyce Fan của WitsView nhận định: “Các hãng smartphone Trung Quốc cũng sẽ muốn có nhiều sản phẩm được trang bị màn AMOLED, nhưng dù công suất đến đâu thì SDC vẫn khó có khả năng cung cấp đủ cho tất cả mọi đơn hàng.” Điều tương tự cũng xảy đến với HTC, Oculus hay Sony trên địa hạt VR.

    Trong khi đó, bộ nhớ flash cũng được dự báo là sẽ trở nên khan hiếm vào năm sau do các nhà sản xuất smartphone tăng tốc sử dụng công nghệ 3D-NAND vào cuối năm nay. Vấn đề là ở chỗ sản lượng cung ứng 2D-NAND cũng sẽ tụt xuống nhanh hơn mức 3D-NAND kịp bù đắp.

    Nhà phân tích Sean Yang nhận định: “Trong khi nguồn cung 2D-NAND đang giảm nhanh, các nhà cung ứng lại gặp vấn đề với các kế hoạch sản xuất 3D-NAND. Nâng cao mức tăng trưởng sản lượng sẽ là một thách thức lớn.”

    Sự khan hiếm này sẽ làm tăng giá thành linh kiện cũng như chính sản phẩm được bán ra. Các loại linh kiện thay thế sẽ dần được tạo ra, tương tự như trường hợp một số nhà sản xuất smartphone Trung Quốc khao khát các tấm màn hình OLED – thứ sẽ bị các hãng lớn như Apple và Samsung “nẫng” mất.

    Trong trường hợp của VR, doanh số bán muốn gia tăng cũng phải đợi cho đến khi nguồn cung màn OLED đáp ứng đủ nhu cầu sản xuất. Tương tự như vậy, với bộ nhớ flash, các nhà sản xuất có thể tăng sản lượng 3D-NAND cho kịp mức bù lấp khoảng trống bỏ lại sau khi 2D-NAND bị cắt giảm. Chúng ta cũng nên chuẩn bị trước tinh thần cho chi phí linh kiện tăng cao.

    Bạn thích màn hình AMOLED hay LCD hơn? Bạn mong muốn các sản phẩm năm sau sẽ sở hữu loại màn nào?

    Tham khảo Android Authority

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày