Chân dung ông chủ Tumblr những ngày đầu khởi nghiệp

    PV,  

    Người ta thường chỉ quan tâm khi bạn đã thành danh và sản phẩm của bạn đã có thành công nhất định. Ít người chú ý đến con đường để đi đến sự thành công đó. Sau đây là câu chuyện khởi nghiệp Tumblr từ những ngày đầu đầy gian khó dưới góc nhìn của Marco Arment, nhân viên và là Lead Developer đầu tiên của Tumblr.

    Năm 2006, tôi chuyển đến New York và bắt đầu làm việc cho David Karp để phát triển web thuê cho một vài công ty truyền thông. Mùa thu năm đó, trong quãng thời gian ngắn ngủi trước khi bắt tay vào làm việc cho một khách hàng mới, David nói với tôi rằng chúng tôi sẽ cùng làm một phiên bản thử nghiệm cho một ý tưởng mà anh đã suy nghĩ được một thời gian. Anh cũng đã mua sẵn tên miền: tumblr.com, vì nó là nền tảng giúp mọi người dễ dàng xuất bản một tumblelog (một dạng blog nhỏ gọn).

     

     David Karp, tháng 9 năm 2006 lúc mới 21 tuổi, một vài tháng sau khi thuê tôi vào cùng làm, để xây dựng website cho các khách hàng của anh ấy.

    David Karp, tháng 9 năm 2006 lúc mới 21 tuổi, một vài tháng sau khi thuê tôi vào cùng làm, để xây dựng website cho các khách hàng của anh ấy.

     

    Vào tháng 3, năm 2007, Tumblr bùng nổ sau khi Gina Trapani viết bài giới thiệu trên Lifehacker và bài viết này đã lên trang chủ của Digg (Ý tôi là Digg trước kia).

    Chúng tôi nhanh chóng bổ sung tính năng "quan tâm" (following) và "tái xuất bản" (reblogging). 2 tính năng này đã tạo ra bước chuyển ngoạn mục từ một nền tảng xuất bản nội dung thành một dạng "lai": xuất bản kết hợp mạng xã hội khiến Tumblr trở nên rất hấp dẫn và độc đáo.

    Mùa hè cùng năm, David quyết định chúng tôi nên dừng hẳn công việc làm thuê cho khách hàng, nhận đầu tư, và làm toàn thời gian cho Tumblr . Tôi  khá lo lắng về ý tưởng này, nhưng David biết rằng đây là việc đúng đắn nên làm tại thời điểm đó. David đã trả lương cho tôi (cả hóa đơn máy chủ) từ nguồn thu nhập của công việc tư vấn và tiền tiết kiệm của chính David, giờ đây rõ ràng chúng tôi cần một ngân quỹ rộng rãi hơn.

    Vào ngày 1 tháng 11 năm 2007, chúng tôi công bố nhận đầu tư và ra mắt phiên bản chính thứ 3 của Tumblr với rất nhiều tính năng mới và cải tiến về kiến trúc.

     Bàn làm việc đơn giản và cá tính của David (tháng 12 năm 2007)

    Bàn làm việc đơn giản và cá tính của David (tháng 12 năm 2007)

    Tăng trưởng của Tumblr tiếp tục với tốc độ phi mã. Thật may mắn khi chúng tôi nhận được đầu tư, vì chúng tôi cần thêm nhiều nguồn lực để tiếp tục liều lĩnh. Và từ đó, cứ lặp đi lặp lại trong suốt quãng thời gian làm việc cùng nhau, sự đắn đo và sợ hãi của tôi liên tục bị chứng minh là sai, và David đã đúng.

     

     David và tôi vào tháng 2 năm 2008. David vừa thực hiện vài cuộc phỏng vấn và cần một tấm hình nên tôi đã đặt chân máy và chụp bằng điều khiển từ xa. Chúng tôi trông vẫn khá giống nhau vào thời điểm ấy.

    David và tôi vào tháng 2 năm 2008. David vừa thực hiện vài cuộc phỏng vấn và cần một tấm hình nên tôi đã đặt chân máy và chụp bằng điều khiển từ xa. Chúng tôi trông vẫn khá giống nhau vào thời điểm ấy.

     

    David và tôi rất tâm đầu ý hợp trong việc đánh giá cao sự cần thiết của sản phẩm phải thân thiện với người dùng, với dân kỹ thuật và thiết kế. Những sự ưu tiên này của chúng tôi, bao gồm cho phép người dùng sử dụng tên miền riêng, cho phép sửa giao diện hoàn chỉnh bằng HTML, đã trở nên đình đám trong giới sáng tạo ngay từ những ngày đầu tiên.

    MySpace là điểm đến trong quá khứ, WordPess, Moveable Type là nơi mọi người tìm đến nếu họ đủ kiên nhẫn để viết và duy trì dạng blog truyền thống, Facebook là nơi bạn xây dựng hình ảnh thông qua trường học và các ô đánh dấu, trong khi đó Tumblr là nơi bạn có thể xây dựng cá tính riêng và thể hiện sự sáng tạo của bạn.

     David và tôi đã bất ngờ tham dự một trong những buổi gặp gỡ cộng đồng Tumblr đầu tiên vào tháng 2 năm 2008 tổ chức bởi Lee "Sharingtime", người ngồi giữa bên trái.

    David và tôi đã bất ngờ tham dự một trong những buổi gặp gỡ cộng đồng Tumblr đầu tiên vào tháng 2 năm 2008 tổ chức bởi Lee "Sharingtime", người ngồi giữa bên trái.

     

    Cho dù Tumblr chưa bao giờ là một công ty do một cá nhân gây dựng, nhưng nó lại giống như một sản phẩm do một cá nhân xây dựng.

    David luôn luôn có một tầm nhìn cho những gì anh ấy muốn tiếp tục. Tôi chưa bao giờ là người của ý tưởng - ngoài việc lập trình và phụ trách hệ thống, tôi thường chỉ đóng vai trò là người "biên tập" ý tưởng. David sẽ đến với một ý tưởng lớn về tính năng mới, và tôi sẽ đề cập lại với anh ấy những phần không hợp lý hoặc bất khả thi, thường là các phần đòi hỏi những điều kiện hoặc hoàn cảnh ngặt nghèo mà chúng tôi cần cân nhắc, hoặc những chi tiết nhỏ trong việc triển khai chúng tôi nên bổ sung. Nhưng cuối cùng, các ý tưởng thường là của David và lộ trình sản phẩm luôn luôn là của David.

     

     Chiếc bàn làm việc đứng nổi tiếng của tôi được làm bằng vỏ lon Coke và giá sách IKEA, tháng 3 năm 2008.

    Chiếc bàn làm việc đứng nổi tiếng của tôi được làm bằng vỏ lon Coke và giá sách IKEA, tháng 3 năm 2008.

     

    David thường xuyên ám ảnh về những ý tưởng mới của mình, về các tính năng và thiết kế cho đến khi tất cả đều hoàn hảo, tinh tế, sẵn sàng để tung ra. Anh ấy là người say mê với công việc - thật sự sống và hít thở cùng công việc, cùng Tumblr . Tôi chưa bao giờ thấy anh ấy thể hiện bất cứ ham muốn nào cho các dự án ngoài khác. David toàn tâm toàn ý cho Tumblr , lúc nào cũng như vậy.

    David kỳ vọng mọi người quanh anh cũng làm tương tự trong công việc và cho Tumblr . Chính vì thế David thường khiến tôi chật vật vì những yêu cầu gần như bất khả thi. David có rất nhiều điểm tương đồng với Steve Jobs, và giống như rất nhiều người đã từng làm việc cho Steve, tôi hình dung lại quãng thời gian vật lộn ở Tumblr với một cảm xúc lẫn lộn: Tôi không muốn quay trở lại quãng thời gian đầy áp lực đó, nhưng chính David cũng là người thúc đẩy tôi làm ra những thứ tuyệt vời tôi không bao giờ nghĩ là khả thi.

     

     David đang làm việc với bản thiết kế giao diện Dashboard, tháng 11 năm 2008

    David đang làm việc với bản thiết kế giao diện Dashboard, tháng 11 năm 2008

     

    Sự tập trung cao độ trong công việc đòi hỏi phải bỏ qua gần như mọi thứ khác. David chỉ quan tâm vào việc thúc đẩy sản phẩm đi lên đồng nghĩa rằng anh ý không muốn nghĩ về những thứ tẻ nhạt như hỗ trợ, mở rộng, công việc giấy tờ và tiền bạc.

    Cứ khi nào chúng tôi gần đến mức cần thêm đầu tư, tôi lại thuyết phục David hãy đợi thêm một chút nữa, hãy cố làm sao cho có lãi, và anh ý lại thuyết phục tôi rằng chúng tôi nên tập trung vào sản phẩm. Và lần nào cũng thế, David lại đúng.

     Jacob Bijani tham gia Tumblr vào tháng 12 năm 2008 với vai trò thiết kế và front-end developer (cùng với một đống tóc tai)

    Jacob Bijani tham gia Tumblr vào tháng 12 năm 2008 với vai trò thiết kế và front-end developer (cùng với một đống tóc tai)

     

    Chúng tôi cố gắng giữ đội ngũ chỉ có 2 người (sau đó là 3 người) càng lâu càng tốt. Sau này nhìn lại, vì chúng tôi sợ phải tăng số lượng nhân viên nên đã kìm giữ việc này quá lâu.

    Cuối cùng, David biết rằng chúng tôi cần mở rộng để đáp ứng lượng công việc, nhưng việc của anh thì không bao giờ thay đổi: thay vì trở thành người làm kinh doanh, anh ấy đơn giản là thuê một người làm hộ việc đó.

    Rồi Tumblr bắt đầu gặp phải thách thức lớn nhất trong quá trình phát triển: David cần phải trở thành một Product Manager, bắt đầu giám sát nhiều người hơn và giao bớt các công việc trước đây anh ấy thật sự muốn tự tay mình làm.

     David và tôi đang bàn luận vấn đề gì đó vào tháng 1, 2009. Phần lớn các buổi trao đổi của chúng tôi đều giống thế này.

    David và tôi đang bàn luận vấn đề gì đó vào tháng 1, 2009. Phần lớn các buổi trao đổi của chúng tôi đều giống thế này.

     

    Sau một quãng thời gian khởi đầu vất vả, David đã hiểu được công việc của một quản lý. Nhưng anh ấy vẫn không muốn nghĩ đến tiền - trái tim anh ấy không hề có hình bóng của nó.

    Thay vào đó, David tiếp tục công việc mà anh ấy làm tốt nhất: lèo lái sản phẩm đi lên, hiểu sâu sắc những gì người dùng mong muốn.

    Trước đến giờ tôi chỉ thấy một người tập trung vào sản phẩm tốt như David, đó là Steve Jobs. (Tin tôi đi, có rất nhiều điểm tương đồng giữa 2 người.)

    David có một cảm quan hoàn hảo về những gì tốt nhất dành cho Tumblr , và anh ấy không cần bất cứ ai nói cho anh ấy cái gì mới là tốt cho sản phẩm. Rất nhiều người, bao gồm cả tôi, đã từng cố gắng thuyết phục anh ấy đi theo hướng khác, và chúng tôi lúc nào cũng bị chứng mình rằng mình đã sai lầm.

    Tumblr là David, và David cũng chính là Tumblr .

     

     Tháng 6, 2009, đội ngũ nhân sự Tumblr đã tăng lên. Theo chiều kim đồng hồ là Jacob Bijani, Jared Hecht, Meaghan O’Connell, Peter Vidani, và Josh Rachford.

    Tháng 6, 2009, đội ngũ nhân sự Tumblr đã tăng lên. Theo chiều kim đồng hồ là Jacob Bijani, Jared Hecht, Meaghan O’Connell, Peter Vidani, và Josh Rachford.

     

    Tôi không được biết trước gì về thương vụ mua lại của Yahoo - tôi cũng chỉ nhận được xác nhận chính thức vào một buổi sáng trên thông tin đại chúng giống như những người khác. Khi tôi đọc về tin đồn trước đó vài ngày trên AllThingsD, tôi đã không tin cho đến khi tôi đọc được những dòng chữ này:

    Các nguồn tin cho biết một phần điều kiện trong thương vụ này là người sáng lập kiêm CEO David Karp sẽ tiếp tục điều hành công việc ở Tumblr , và Mayer hứa với anh ấy sẽ có mức độ toàn quyền điều hành mà không cần sát nhập sâu vào Yahoo . David cũng sẽ bị rằng buộc vào một điều khoản 4 năm...

    Những thứ này nghe rất giống David.

     

     Peter, Jacob, Topherchris, Andrew Terng, Matt Hackett, và tôi đang mặc thử đồng phục mới tại sự kiện Shake Shack, tháng 6, 2010.

    Peter, Jacob, Topherchris, Andrew Terng, Matt Hackett, và tôi đang mặc thử đồng phục mới tại sự kiện Shake Shack, tháng 6, 2010.

     

    Chung quy lại, những gì Tumblr cần và lúc nào cũng cần chính là sự hỗ trợ dành cho David, để anh ấy có thể tập trung vào sản phẩm.

    David hoàn toàn có thể lo nghĩ về vấn đề tiền bạc và vận hành nhưng tôi cá là anh ấy không muốn như vậy. Nó chỉ là một sự lãng phí về thời gian và tài năng của David.

    Chúng ta, những người sử dụng internet, những người làm trong ngành sáng tạo, những tay viết, những nhà xã hội - sẽ được phục vụ tốt hơn nhiều nếu David có thể tập trung vào các tính năng, thiết kế và thông điệp thay vì lo nghĩ về kiến trúc máy chủ và kêu gọi đầu tư.

     Một thời gian ngắn trước khi tôi rời Tumblr vào tháng 7, 2010. Góc phòng này vẫn không có gì thay đổi như nó vốn có trước đây.

    Một thời gian ngắn trước khi tôi rời Tumblr vào tháng 7, 2010. Góc phòng này vẫn không có gì thay đổi như nó vốn có trước đây.

     

    Đó là lý do tại sao tôi thấy rất lạc quan về thương vụ mua lại Tumblr của Yahoo .

    Bất cứ ai biết David có thể nói rất rõ ràng rằng David đã viết từng từ một trong bài viết thông báo về sự kiện này. Không chỉ Yahoo để anh làm như vậy, mà cả trong các thông cáo báo chí từ Yahoo cũng cho thấy rằng cả Tumblr lẫn Yahoo rất để mắt đến việc này. Nó giống như là một sự hợp nhất 2 công ty chứ không phải là một vụ mua lại.

    Rõ ràng đây là điều David tin rằng tốt nhất cho sản phẩm của mình. Trong một quyết định lớn như này, David chưa bao giờ sai. Lần này cũng vậy, tôi không nghi ngờ gì việc đó.

    Việc mua lại ở quy mô này thường sẽ có kết quả tốt đẹp - Youtube là một ví dụ, trở nên tốt hơn, nhanh hơn, ổn định hơn và phát triển bền vững hơn từ khi được Google mua lại.

    Mua Tumblr rõ ràng là một thương vụ lớn của Yahoo và họ không hề muốn hủy hoại hay đóng cửa nó. Cũng như cách Google làm với Youtube, Tumblr chắc chắn sẽ trở thành một phần cực kỳ quan trọng của Yahoo . Và tôi tin rằng cả 2 sẽ làm tốt. Yahoo ngày nay đã rất khác cái thời Yahoo chẳng ngó ngàng gì đến Flickr suốt hàng năm trời - giờ đây Yahoo đã có lãnh đạo mới nổi trội đang tạo ra những thay đổi rõ rệt (bao gồm cả việc sửa lại Flickr.)

    Quan trọng hơn là việc mua bán này cho phép David và đội ngũ của Tumblr sự tự do để tiếp tục làm những gì tốt nhất cho sản phẩm trong khi trút bỏ bớt được những công việc giấy tờ và dựa trên hệ thống sẵn có của Yahoo .

    Với tôi, tôi không phải là người sáng lập về mặt tài chính, nhưng David đã rất hào phóng với số cổ phần dành cho tôi từ những ngày đầu. Tôi sẽ không mua du thuyền hay trực thăng từ số tiền kiếm được sau thương vụ này, và tôi cũng không  đổi hết cái iPhone này đến cái iPhone khác. Nhưng một khi tôi vẫn quản lý đầu tư đúng đắn và chi tiêu thận trọng, Tumblr đảm bảo sự an toàn về tài chính cho gia đình tôi, cho phép tôi tự do làm bất cứu việc gì tôi muốn. Và đó chính xác là những gì tôi sẽ làm.

    Marco
    Theo Pandora

     

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ